Chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai
CHĂM SÓC BẰNG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TỐT CHO PHỤ NỮ MANG THAI
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong suốt 40 tuần của thai kỳ góp phần quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do vậy, để bé phát triển khỏe mạnh toàn diện thì mẹ bầu cần phải bổ sung đúng chất dinh dưỡng.
1. Vai trò của dinh dưỡng hợp lý đối với phụ nữ mang thai
Trong quá trình phát triển của thai nhi, dinh dưỡng của bé sẽ phụ thuộc vào dinh dưỡng của người mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ theo máu qua nhau thai để cung cấp cho em bé. Việc có một chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai và trong quá trình 40 tuần mang thai đầy đủ sẽ giúp người mẹ và bé có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, đủ sức khỏe để sinh con, hồi phục sau sinh sớm, có đủ sữa cho con bú. Nếu mẹ có dinh dưỡng khi mang thai tốt sẽ giúp con không bị suy dinh dưỡng bào thai, suy thai, chậm phát triển tâm thần, vận động.
2. Những nguyên tắc chung về dinh dưỡng cho bà bầu
Trong quá trình mang thai, người mẹ cần thực hiện theo một số nguyên tắc dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh của mẹ bầu góp phần quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của em bé. Muốn bé phát triển khỏe mạnh toàn diện thì mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đúng.
- Nói không với những thực phẩm có hại: Những thực phẩm có hại không tốt cho cả mẹ và bé. Gây những biến chứng có thể nguy hiểm cho bé và mẹ.
- Không được ăn kiêng khi mang thai: Ăn kiêng khi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé, việc giảm cân làm giảm cân nặng của cơ thể người mẹ và giảm hấp thu sắt, axit folic và những các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.Tuy nhiên, không phải bất cứ thứ gì mẹ bầu cũng nên ăn nhiều, bởi nhiều quá cũng gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.
3. Dinh dưỡng khoa học cho 40 tuần mang thai
Dinh dưỡng chuẩn bị mang thai hay trong suốt quá trình mang thai là một điều cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do vậy, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:
- Tăng thêm năng lượng: Mẹ bầu cần phải tăng thêm nhu cầu năng lượng, nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 2200Kcal/ ngày thì phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng cuối cần 2550 Kcal/ngày.
- Bổ sung đạm, chất béo: Bổ sung chất đạm tăng thêm 15g/ngày so với bình thường và chất béo chiếm 20% tổng năng lượng, khoảng 40g.
- Bổ sung sắt: Sắt là một trong những khoáng chất cần có trong dinh dưỡng cho người mới mang thai. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh. Các thực phẩm chứa sắt gồm: thịt, cá, trứng, nghêu, sò, ốc, hến, ngũ cốc, đậu đỗ, tiết.
- Bổ sung Canxi: Phụ nữ mang thai cần bổ sung lượng canxi là 800- 1000mg mỗi ngày. Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D.
- Bổ sung kẽm: Thiếu kẽm có thể gây vô sinh, sảy thai, sinh non ...Nhu cầu kẽm của người mẹ mang thai là 15mg/ngày. Kẽm có trong thịt, cá, hải sản.
- Bổ sung iốt: Nếu thiếu iốt ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, đẻ non, trẻ sinh ra có thể bị thiểu năng, liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm... Cá biển, sò, rong biển... là những thực phẩm có chứa Iốt; đồng thời phụ nữ mang thai nên sử dụng muối, bột canh.
- Bổ sung Axit Folic: Đây là vitamin không thể thiếu đối với dinh dưỡng khi mang thai của mẹ bầu. Thiếu axit folic có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ, tăng dị tật ống thần kinh. Nguồn cung cấp axit folic cho mẹ bầu gồm: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ....
- Bổ sung Vitamin A: Là vitamin có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác, tăng cường miễn dịch trong cơ thể. Vitamin có nhiều trong thức ăn tự nhiên như sữa, gan, trứng, rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống....
- Bổ sung Vitamin D: Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất canxi, phospho. Nếu phụ nữ mang thai thiếu vitamin D, trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ, thóp lâu liền. Vitamin D có nhiều trong phomat, cá, trứng, sữa,...
- Vitamin B1, B2: Vitamin B1 giúp chuyển hoá gluxit, chống bệnh tê phù ở phụ nữ mang thai; có trong ngũ cốc và các hạt họ đậu. Vitamin B2 tham gia quá trình tạo máu; có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu...
- Vitamin C: Vitamin C là loại vitamin rất quan trọng trong dinh dưỡng khoa học cho 40 tuần mang thai, bởi vitamin này giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu sắt, phòng chống thiếu máu, vì vậy bà bầu cần phải bổ sung vitamin C hằng ngày. Vitamin C chủ yếu có trong trái cây như: Ổi, cam, kiwi,...
4. PreDHA - NGƯỜI BẠN CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO MẸ VÀ BÉ
PreDHA giúp bổ sung DHA, axit Folic và các vi chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con trong thời kỳ có thai và cho con bú. Hoàn thiện cấu trúc mô thần kinh và thị giác ở thai nhi. Hỗ trợ bảo vệ tế bào thần kinh thị giác và tăng cường trí nhớ.
1. Thành phẩn PreDHA:
-
Folic acid: Trong những ngày đầu thai kỳ, acid folic rất cần thiết cho sự tổng hợp ADN, giúp phát triển các tế bào và hệ thần kinh của thai nhi, phòng tránh nguy cơ sinh non ở thai phụ.
-
Sắt: Cần thiết để tạo hồng cầu máu, giúp mang ôxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Người mẹ thường bị thiếu hụt sắt trong giai đoạn thai kỳ. Chương trình chăm sóc thai sản có hoạt động cho thêm thuốc chứa sắt và folic cũng như hướng dẫn một chế độ ăn giàu chất sắt, cân đối với đủ dinh dưỡng cho thai phụ.
-
Magnessium, Vitamin B6: Kết hợp với Gừng (tinh chất): giúp giảm buồn nôn, giảm thời gian nôn ói ở một số thai phụ.
-
Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B5: Giúp phát triển các bộ phận cơ thể của thai nhi và hệ thần kinh, nhất là ở những tuần đầu của thai kỳ.
-
Vitamin C: Giúp bảo vệ các tế bào không bị phá hủy, giúp thai phụ tăng cường hấp thụ chất sắt, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
-
Vitamin A: Hỗ trợ các cơ quan sinh sản, hoạt động như một nội tiết tố trong quá trình mang thai, giúp điều hòa sự phát triển tế bào và thai nhi.
-
Vitamin E: Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tế bào hồng cầu và tăng cường hệ miễn dịch ở thai phụ. Đặc biệt trong giai đoạn 8-10 tuần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ tích lũy Vitamin E để chống lại ôxy hóa.
-
Canxi: Đây là chất cần thiết cho xương và răng của thai phụ, thai nhi, giúp ngăn ngừa tình trạng huyết khối.
-
Vitamin D: Tham gia vào quá trình hình thành và giúp cho xương và răng luôn chắc khỏe. Hơn nữa nó còn giúp hấp thụ lượng canxi được thu nạp vào trong cơ thể bạn.
-
Lốt: Đi kèm với hành vi vận động tâm thần ở trẻ tốt hơn, và ngăn ngừa các rối loạn do thiếu iốt (bao gồm: trí tuệ chậm phát triển và chứng đần độn). Cần cho sự phát triển não bộ và cho sự tăng trưởng, chuyển hóa và phát triển toàn diện của thai nhi / trẻ sơ sinh. Giúp bảo vệ chống lại những rối loạn và suy tuyến giáp do sự thiếu hụt iốt.
-
DHA: Rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, mắt và miễn dịch, và hoạt động chức năng của thai nhi và trẻ sơ sinh. Bổ sung DHA trong thời gian mang thai sẽ giảm nguy cơ sinh non. Bổ sung DHA ở các bà mẹ mang thai hoặc cho con bú làm giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn hành vi và học tập, dị ứng ở trẻ em, và hỗ trợ chức năng nhận thức cho trẻ. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tâm thần và làn da của mẹ.
Ở trẻ, thiếu DHA sẽ có chỉ số IQ thấp hơn trẻ được cung cấp đầy đủ chất này. Cung cấp đầy đủ DHA giúp tế bào thần kinh hoạt động tốt hơn, giúp trẻ giảm áp lực học hành, thi cử.
2. Công dụng PreDHA:
- Bổ sung DHA, axit Folic và các vi chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con trong thời kỳ có thai và cho con bú.
- Hoàn thiện cấu trúc mô thần kinh và thị giác ở thai nhi. Hỗ trợ bảo vệ tế bào thần kinh thị giác và tăng cường trí nhớ.
- Giúp bảo vệ các tế bào không bị phá hủy, giúp thai phụ tăng cường hấp thụ chất sắt, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
- Trong những ngày đầu thai kỳ, acid folic rất cần thiết cho sự tổng hợp ADN, giúp phát triển các tế bào và hệ thần kinh của thai nhi, phòng tránh nguy cơ sinh non ở thai phụ.
- Giúp phát triển các bộ phận cơ thể của thai nhi và hệ thần kinh, nhất là ở những tuần đầu của thai kỳ.