Thuốc levodhg 500 là thuốc gì? Thuốc LevoDHG 500 với thành phần chính gồm Levofloxacin 500mg và các tá dược vừa đủ 1 viên trong một viên nén có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh viêm xoang, viêm phế quản cấp, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin như viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuẩn da...
Thuốc LevoDHG 500 được chỉ định điều trị trong các trường hợp người bệnh sau:
Chống chỉ định thuốc LevoDHG 500 trong những trường hợp sau đây:
3. Liều dùng và cách dùng LevoDHG 500
Thuốc LevoDHG 500 được dùng bằng đường uống. Liều lượng cụ thể sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên thể trạng của người bệnh.
Dưới đây là liều dùng người bệnh có thể tham khảo:
Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp:
Điều trị nhiễm trùng da và tổ chức dưới da:
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
Điều trị bệnh than: Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than: liều 500mg, uống 1 lần/ngày, trong 8 tuần.
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tình trạng không phức tạp: liều 250mg, uống 1 lần/ngày, trong 3 ngày.
Điều trị đợt cấp của bệnh viêm phế quản mạn tính: liều 500mg, uống 1 lần/ngày, trong 7 ngày.
Điều trị viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: liều 500mg, uống 1 lần/ngày, trong 10 - 14 ngày.
Đối với bệnh nhân suy thận
Người bệnh có nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, viêm thận - bể thận cấp:
Bệnh nhân suy thận có tham khảo các chỉ định khác như:
Người bệnh suy thận thực hiện thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục: Liều ban đầu 500mg, liều duy trì 125mg mỗi 24 giờ.
Cần lưu ý: Tất cả liều dùng thuốc LevoDHG 500 chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể đối với mỗi người bệnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, diễn tiến bệnh trong quá tình điều trị để bác sĩ điều trị điều chỉnh liều phù hợp nhất và mang lại hiệu quả điều trị cao.
Chú ý khi người bệnh dùng quá liều cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất và báo cho bác sĩ điều trị để được xử lý loại bỏ thuốc ra khỏi dạ dày và bù dịch, kết hợp theo dõi điện tâm đồ. Nếu người bệnh quên liều thì nên bổ sung ngay sau khi nhớ ra. Nếu thời gian đã gần liều tiếp theo thì có thể bỏ qua và người bệnh uống liều tiếp theo như chỉ định, không nên sử dụng bù gấp đôi liều LevoDHG 500 đã quy định.
Thông thường, người bệnh có thể đối mặt với tác dụng phụ phổ biến như buồn nôn, tăng enzym gan, mất ngủ, đau đầu, kích ứng chỗ tiêm. Một số triệu chứng ít gặp hơn như hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng, đau bụng, khó tiêu, nôn, táo bón, tăng bilirubin máu, viêm âm đạo, nhiễm nấm candida ở nữ giới, hoặc ngứa phát ban.
Các tác dụng phụ khác hiếm gặp hơn như tăng, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, đau cơ xương khớp, co giật, trầm cảm, rối loạn tâm thần, choáng phản vệ. Tuy hiếm gặp nhưng người bệnh sử dụng thuốc cũng nên chú ý để báo với bác sĩ kịp thời và được tư vấn xử trí phù hợp.