Điều trị đái tháo đường ở người lớn
Điều trị đái tháo đường ở người lớn
Cách dùng
Tiêm dưới da vùng thành bụng, phần trên cánh tay hoặc đùi; thay đổi vị trí tiêm trong cùng vùng tiêm để giảm nguy cơ loạn dưỡng mỡ.
Dùng 1 hoặc 2 lần mỗi ngày với các bữa ăn chính; nếu cần, có thể thay đổi thời gian sử dụng miễn là được dùng với bữa ăn lớn nhất khi dùng 1 lần/ngày
Liều dùng
Khởi đầu:
Đái tháo đường típ 2: tổng liều khởi đầu 10 U/ngày theo các bữa ăn, sau đó chỉnh liều theo từng bệnh nhân, dùng đơn độc hoặc phối hợp thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống khác hoặc phối hợp insulin bolus;
Típ 1: khởi đầu 60-70% tổng nhu cầu insulin hàng ngày, dùng 1 lần/ngày theo thời gian của bữa ăn, phối hợp insulin tác dụng ngắn/tác dụng nhanh vào các bữa ăn còn lại, sau đó chỉnh liều theo từng bệnh nhân.
Chuyển sang từ những insulin khác (theo dõi glucose trong thời gian chuyển đổi và những tuần sau đó):
Đái tháo đường típ 2 điều trị bằng insulin nền/insulin trộn sẵn dùng 1 lần/ngày: có thể chuyển từ loại này qua loại khác sang Ryzodeg 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày với cùng tổng liều như tổng liều hàng ngày trước đây,
Điều trị bằng insulin nền/insulin tác dụng nhanh: chuyển sang Ryzodeg cần chuyển đổi liều dùng dựa trên nhu cầu của từng bệnh nhân, nói chung, bệnh nhân được bắt đầu liều theo số đơn vị của insulin nền;
Đái tháo đường típ 1: khuyến cáo liều Ryzodeg như trên.
Linh hoạt về thời gian dùng thuốc: nếu quên một liều Ryzodeg, dùng liều đã quên với bữa ăn chính tiếp theo của ngày đó, sau đó tiếp tục lịch trình thông thường; không được dùng một liều thêm để bù liều đã quên
Làm gì khi dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Rất thường gặp: Hạ đường huyết.
Thường gặp: Phản ứng tại chỗ tiêm (bao gồm khối tụ máu tại chỗ tiêm, đau, xuất huyết, ban đỏ, cục u nhỏ, sưng, da đổi màu, ngứa, cảm giác nóng và khối tại chỗ tiêm).
Ít gặp:Phù ngoại biên.
Hiếm gặp: Quá mẫn, nổi mề đay.
Không rõ: Loạn dưỡng mỡ (bao gồm phì đại mô mỡ, teo mô mỡ) có thể xảy ra tại chỗ tiêm
Thận trọng khi sử dụng
Tác dụng kéo dài của Ryzodeg có thể làm chậm sự phục hồi sau hạ đường huyết.
Các bệnh đi kèm, đặc biệt nhiễm trùng, có thể dẫn đến tăng đường huyết và làm tăng nhu cầu insulin.
Theo dõi dấu hiệu và triệu chứng suy tim, tăng cân và phù khi dùng kết hợp thiazolidinedione, đặc biệt ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ phát triển suy tim; ngừng sử dụng thiazolidinedione nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng xấu nào về nguy cơ tim mạch.
Độ an toàn và hiệu quả ở trẻ em và thiếu niên < 18 tuổi chưa được xác định.
Chưa có kinh nghiệm lâm sàng về việc sử dụng ở phụ nữ có thai, cho con bú.
Cần thông báo với bệnh nhân để phòng ngừa hạ đường huyết khi lái xe, vận hành máy móc
Tương tác thuốc
(khi sử dụng chung với những thuốc sau đây, sẽ gây ảnh hưởng tác dụng của thuốc)
Thuốc chống đái tháo đường dạng uống, chất đồng vận thụ thể GLP-1, MAOI, thuốc chẹn beta, ACEI, salicylate, steroid đồng hóa, sulphonamide: có thể làm giảm nhu cầu insulin.
Thuốc tránh thai dạng uống, thiazide, glucocorticoid, hormone tuyến giáp, chất giống giao cảm, hormone tăng trưởng, danazol: có thể làm tăng nhu cầu insulin.
Thuốc chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng hạ đường huyết.
Octreotide/lanreotide có thể làm tăng hoặc làm giảm nhu cầu insulin.
Rượu có thể làm tăng hoặc làm giảm tác dụng hạ đường huyết của insulin
5but X3ML