Chào mừng bạn đến với Nhà thuốc Siêu thị thuốc Mega3
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
mega3.vn

THIẾU MÁU THIẾU SẮT - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN TRONG CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY

Thứ Sáu, 06/08/2021
Hương Trần

THIẾU MÁU THIẾU SẮT

1. Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin bên trong hồng cầu thấp hơn bình thường. Hemoglobin là chất cần thiết để vận chuyển oxy và nếu có quá ít hoặc bất thường tế bào hồng cầu, hoặc không đủ lượng hemoglobin, nó sẽ dẫn tới giảm khả năng vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể.

Đặc biệt, thiếu máu thiếu sắt thường xảy ra khi không có đủ lượng sắt trong cơ thể để tạo ra hemoglobin.

2. Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt

Triệu chứng thiếu máu mạn tính điển hình như là: da xanh, niêm nhợt, tim nhanh, mệt, khó thở, chóng mặt, ù tai, lượng kinh nguyệt ít hơn bình thường ở nữ, tính tình dễ kích thích, đôi khi trầm cảm, rụng tóc, cảm giác lạnh. Thiếu máu càng nặng thì triệu chứng càng nặng hơn. Đôi khi cảm giác dị cảm, lưỡi nóng rát, thích ăn uống những thức ăn lạ (hội chứng Pica): thèm ăn đất sét, gạo sống, ăn nước đá, cảm giác khó nuốt, ăn kém, chán ăn…. Trẻ em chậm phát triển tâm thần, vận động, chậm phát triển chiều cao.

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp

3. Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

˗ Giảm hấp thu sắt: Bình thường, cơ thể hấp thụ sắt từ thức ăn qua đường tiêu hóa. Nếu đường tiêu hóa không hoạt động bình thường, như trường hợp của những người mắc một số bệnh như bệnh celiac, viêm dạ dày tự miễn, các dạng viêm dạ dày khác, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày (để giảm cân) hoặc các hình thức phẫu thuật giảm cân khác… dẫn tới hấp thu sắt không đầy đủ và gây đến thiếu máu do thiếu sắt.

Phụ nữ mang thai và sau sinh có thể bị thiếu máu do thiếu sắt do nhu cầu sắt tăng lên của thai nhi và nhau thai đang phát triển cùng với sự mất máu vào thời điểm sinh nở.

˗ Mất máu: nguồn gốc của mất máu có thể rõ ràng, chẳng hạn như ở phụ nữ có lượng kinh nguyệt nhiều, mang thai nhiều lần, hoặc một người có vết loét chảy máu đã biết. Trong một số trường hợp khác, vị trí chảy máu không rõ ràng như ở một người bị chảy máu mãn tính trong đường tiêu hóa (dạ dày, ruột non, đại tràng). Những tình trạng này có thể biểu hiện tiêu chảy phân đen hoặc phân có thể bình thường nếu mất máu xảy ra rất chậm. Hiến máu cũng có thể gây ra thiếu sắt, đặc biệt trường hợp hiến máu thường xuyên.

˗ Nguyên nhân khác: Nguyên nhân phổ biến của thiếu máu do thiếu sắt ở các nước đang phát triển là do thiếu thực phẩm có chứa sắt. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra trên người lớn ở các nước phát triển như Hoa Kỳ vì nhiều loại thực phẩm chứa sắt, và một số khác đã bổ sung thêm sắt (ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, mì ống). Sắt cũng có sẵn trong một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

4. Điều trị thiếu máu thiếu sắt

Mục tiêu là bổ sung lượng sắt dự trữ. Có thể bổ sung bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch.

Bổ sung đường uống là phương pháp điều trị chính bao gồm uống sắt vô cơ trong dạng sắt ferrou (sắt 2+). Mặc dù cơ thể sử dụng có thể sử dụng cả sắt ferrou (sắt 2+) và sắt ferric (sắt 3+) nhưng dạng sắt đã khử (sắt 2+) dễ đi vào ruột và hấp thu tốt hơn. Với liều 30 mg, lượng sắt ferrou hấp thụ lớn hơn gấp 3 lần so với cùng một lượng sắt ở dạng ferric.

Sắt được hấp thụ tốt nhất khi đói. Tuy nhiên, uống sắt lúc đói có xu hướng gây kích ứng dạ dày. Các tác dụng phụ không mong muốn trên đường tiêu hóa có thể bao gồm buồn nôn, khó chịu vùng bụng trên rốn, chướng bụng, ợ chua, tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu những tác dụng phụ này xảy ra, bệnh nhân được yêu cầu uống sắt với bữa ăn thay vì lúc bụng đói. Tuy nhiên, điều này làm giảm mạnh khả năng hấp thụ sắt.

Ngoài việc bổ sung sắt và điều chỉnh liều lượng tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của tưng cá nhân, cần bổ sung sắt qua chế độ ăn uống. Nguồn cung cấp sắt trong chế độ ăn uống được tìm thấy trong thịt, ngũ cốc, trái cây và rau. Đối với những người không ăn thịt, các nguồn thực vật giàu chất sắt bao gồm bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc tăng cường chất sắt, các loại đậu, rau lá xanh, trái cây sấy khô, các sản phẩm từ đậu nành, mật đường đen và mầm lúa mì. Để tối đa hóa sự hấp thụ, thực phẩm giàu sắt không nên được sử dụng chung với cà phê hoặc trà. Uống vitamin C hoặc uống nước cam với thực phẩm nhiều sắt có thể tăng cường hấp thu hơn nữa.

12 thực phẩm lành mạnh có nhiều chất sắt | Vinmec

5. Bổ máu Salu - Công thức Sắt Hữu cơ tối ưu giúp giảm tác dụng không mong muốn của sắt trên đường uống

Như đã đề cập ở trên, uống sắt có xu hướng gây kích ứng dạ dày, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn trên đường tiêu hóa có thể bao gồm buồn nôn, khó chịu vùng bụng trên rốn, chướng bụng, ợ chua, tiêu chảy hoặc táo bón.

Bổ máu Salu với công thức IronAid®Iron Protein Succinylate tối ưu đến từ Hoa Kì, giúp giảm tác dụng không mong muốn của sắt trên dạ dày do Sắt trong hợp chất IronAid®Iron Protein Succinylate không hấp thu tại dạ dày mà đi qua dạ dày rồi xuống ruột non được hấp thu nhẹ nhàng và hiệu quả tại phần đầu của đường ruột.


Đối tượng sử dụng: Người thiếu máu do thiếu sắt, người thiếu máu sau phẫu thuật, phụ nữ mang thai, suy tắc tĩnh mạch, nhiễm virus, viêm nhiễm. Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan