Insulin pha
Thuốc có chứa thành phần chính là Insulin người (30% insulin hòa tan và 70% insulin isophane), rDNA (sản xuất bằng kỹ thuật DNA tái tổ hợp trong tế bào Saccharomyces cerevisiae); ngoài ra còn có một số tá dược khác vừa đủ 10ml.
Insulin có tác dụng hạ nồng độ glucose máu tăng cao ở người mắc bệnh tiểu đường.
Điều trị thay thế làm giảm nồng độ glucose trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 (phụ thuộc vào insulin): tiểu đường khởi đầu tuổi thiếu niên, tiểu đường nhiễm ceton.
Điều trị bổ sung làm giảm nồng độ glucose trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 (không phụ thuộc vào insulin): hôn mê do đái tháo đường, nhiễm khuẩn nặng, đại phẫu, toan máu.
Điều trị đái tháo đường thai kỳ.
Điều trị cho người mắc bệnh võng mạc tiến triển do tiểu đường.
Liều dùng của thuốc:
Liều dùng phải theo chỉ định của bác sĩ.
Tiêm dưới da (SC): sau nửa giờ thì thuốc bắt đầu có tác dụng, kéo dài đến 24 giờ, dùng 1-2 lần/ngày.
Nhu cầu insulin thường từ 0.3-1.0 IU/kg/ngày (có thể cao hơn ở bệnh nhân kháng insulin (tuổi dậy thì, do béo phì) và thấp hơn ở bệnh nhân sản xuất được insulin nội sinh thặng dư).
Cách dùng thuốc hiệu quả:
Thuốc được bào chế dạng hỗn dịch tiêm nên bệnh nhân không tự ý tiêm thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ.
Tránh sử dụng với bia, rượu, cà phê hoặc một số chất kích thích khác trong thời gian sử dụng thuốc.
Dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và khi tiêm phải được thao tác người có chuyên môn.
Nên có bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ chứa carbohydrate trong vòng 30 phút sau mỗi lần tiêm.
Không sử dụng cho người có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
Không sử dụng với người có tình trạng hạ đường huyết.
Nguy cơ quá liều, bỏ bữa, lao động gắng sức có thể dẫn tới hạ đường huyết.
Khi kết hợp thiazolidinedione.
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường nếu tăng đường huyết không được điều trị.
Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc có ý định mang thai. Phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Thuốc có thể gây hạ đường huyết quá mức, ảnh hưởng đế khả năng lái xe, vận hành máy móc.
Bên cạnh các tác dụng của thuốc, người bệnh khi điều trị bằng thuốc Mixtard 30 cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn:
Ít gặp: Phù; nổi mày đày, hồng ban; đau dây thần kinh ngoại vi; kích ứng tại nơi tiêm.
Rất hiếm gặp: Rối loạn khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị), phản ứng phản vệ (sốc, sốt…)
Chưa có báo cáo chính thức về tương tác thuốc.
Trước khi được bác sỹ chỉ định thuốc Mixtard 30 trong điều trị, bệnh nhân cần liệt kê tiền sử các bệnh đã từng mắc phải cũng như tất cả các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sỹ có thể biết và tư vấn nhằm tránh các tương tác thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Không để thuốc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao
Kiểm tra kĩ hạn sử dụng trước khi sử dụng thuốc.
Nếu thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu đổi màu, chảy nước, có mùi mốc,… thì không nên tiếp tục sử dụng.
Để xa tầm tay trẻ em để tránh chúng có thể đùa nghịch.