Thục đại, Sơn thù, Mẫu đơn, Mạch môn, Thạch hộc, Củ mài, Trạch tả, Phục linh,
Sơn thù là cây nhỏ cao chừng 4m, vỏ thân xám nâu, cành nhỏ không có lông. Lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng dài 5-7cm, rộng 3-4,5 cm, đầu nhọn, đáy tròn, mép nguyên, 5-7 đôi gân phụ. Hoa nở trước lá, mọc thành tán. Hoa nhỏ, màu vàng, 4 lá đài, 4 cành tràng, 4 nhị, bầu hạ. Quả hạch hình trái xoan, dài 1,2-1,5cm, đường kính 7 mm, khi chín có màu đỏ tươi, nhẵn nhưng khi khô nhăn nheo hình mạng, cuống quả dài 1,5-2cm. Hạch hình trứng. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 8-10.
Địa lý: Sơn thù mọc ở miền trung Triều Tiên, Trung Quốc. Chưa thấy mọc ở Việt Nam.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Quả chín khô, bỏ hạt. Loại dầy, mập, mầu hồng, có dầu ẩm là loại tốt. Loại cùi mỏng, mầu nhạt hơn là loại vừa. Hạt không dùng làm thuốc (Dược Tài Học).
Thu hái, sơ chế: Vào các tháng 10-11, thu hoạch lấy quả, cho vào giá tre hong cho khô rồi bóc bỏ hạt, rồi tiếp tục sấy cho khô hẳn.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Sơn thù hình phiến hoặc hình nang, đa số đã bị vỡ, nhăn, dài 1 – 1,5cm, cùi dầy không đến 0,12cm. Mặt ngoài mầu hồng tím hoặc mầu đen tím, nhăn, có miệng rạch bỏ hột, 1 đầu có rốn nhỏ hình tròn. Mầu đậm, mặt trong mầu tương đối nhạt hơn, không trơn bóng. Không mùi, vị chua, chát, hơi đắng (Dược Tài Học).
Tính vị: Vị chua, sáp, tính hơi ôn.
Quy kinh: Vào hai kinh Can và Thận.
Thành phần chủ yếu: Saponin ( 13%), verbenalin, ursolic acid, tanin, vitamin A.
Ôn bổ can thận, sáp tính, chỉ hàn (làm cho tinh khí bền, cầm không ra mồ hôi).
Chủ trị: Thường dùng chữa di tinh, tiểu tiện ra tinh dịch, tiểu tiện nhiều lần, kinh nguyệt không đều, ra mồ hôi trộm.
Uống 6 - 12g, lúc cần có thể dùng 30g cho vào thuốc thang sắc uống..
+ Có thấp nhiệt, tiểu không thông: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Mệnh môn hỏa nung nấu, vốn có thấp nhiệt, tiểu không thông: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Liễu thực làm sứ; Sơn thù sợ Cát cánh, Phòng phong, Phòng kỷ (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Mạch môn đông là một loại cỏ sống lâu năm, cao 10cm đến 40cm, rể chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành cù mẫm.
Lá mọc từ gốc, hẹp dài, như lá lúa mạch dài 15~40cm, rộng 1-4mm, phía cuống hơi có bẹ, mép lá hơi có răng cưa. Cán mang hoa đài 10-20cm, hoa màu xanh nhạt, cuống 3 - 5 mm, tụ thành 1-3 hoa ở kẽ các lá bắc trắng nhạt. Quả mọng màu tím đen nhạt, đường kính 6mm, có 1-2 hạt
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam để lấy củ dùng làm thuốc, nhiều nhất ở Phùng (Hà Tây), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Ninh Hiệp (Hà Nội).
Thường hái vào tháng 6-7 ở những cây đã được 2-3 năm. Chọn những củ già, cắt bỏ sạch rễ con, rửa sạch đất, củ to trên 6mm bổ làm đôi, củ nhỏ để nguyên phơi khô tước bỏ lõi trước khi dùng. Có khi hái về, dùng móng tay rạch củ, tước bỏ lõi, rang với gạo cho đến khi gạo có màu vàng nhạt, bỏ gạo lấy mạch môn mà dùng. Củ mạch môn hình thoi, màu vàng nhạt, hơi trong, dài 10-15mm. Mùi đặc biệt, vị ngọt.
Thành phần hoá học
Trong mạch môn người ta mới thấy có chất nhầy, chất đường. Mới đây có tác giả nói có glucoza và p. xitosterola. Các chất khác chưa rõ.
Còn ở trong phạm vi nhân dân. Nhưng là một vị thuốc rất thông dụng. Dùng làm thuốc ho long đờm, thuốc bổ (bệnh phổi, gầy còm). Còn dùng chữa thiếu sữa, lợi tiểu, chữa sốt khát nước.
Theo tài liệu cổ, mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn, vào 3 kinh tâm, phế và vị. Có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, hoá đờm, chỉ ho, dùng chữa hưlao, ho, thổ huyết, ho ra máu, miệng khô khát, bệnh nhiệt tân dịch khô. Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không được dùng.
Ngày dùng từ 6 đến 20g dưới dạng thuốc sắc.