Dung dịch tiêm truyền: Human albumin, Kedrialb 20% 50 ml (10 g/50 ml).
Giảm albumin máu nghiêm trọng có liên quan tới giảm thể tích tuần hoàn, phù toàn thân. người bệnh sốc hoặc tiền sốc. người bệnh bỏng, hội chứng suy hô hấp tiến triển, tim phổi nhân tạo. Sau phẫu thuật phúc mạc, viêm phúc mạc, xơ gan cổ trướng, điều trị hỗ trợ khi thay huyết tương ở trẻ sơ sinh tăng bilirubin máu.
Quá mẫn với thành phần của thuốc, thiếu máu nặng, suy tim.
Tăng thể tích tuần hoàn, suy giảm chức năng gan/thận, người bệnh cần hạn chế muối.
Suy tim sung huyết, phù, tăng huyết áp, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, ớn lạnh, đau đầu, ban đỏ, nổi mẩn, tăng thể tích tuần hoàn, nôn, buồn nôn, sốc phản vệ, co thắt phế quản, phù phổi, sốt.
Phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng và đáp ứng của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh, lượng dịch và protein mất. Tổng liều tối đa 2 g/kg/ngày. Truyền tĩnh mạch, có thể pha loãng với NaCl 0,9%, glucose 5%. Tốc độ truyền phụ thuộc vào tình trạng người bệnh. Tốc độ thông thường 1 - 2 ml/phút. Trẻ em truyền bằng 1/4 tốc độ truyền ở người lớn.
Người lớn:
- Sốc giảm thể tích tuần hoàn: Khởi đầu 25 g.
- Giảm albumin máu: 50 - 75 g/ngày, tối đa 2 g/kg/ngày.
- Bỏng: Khởi đầu 25 g.
- Thận hư cấp: 20 - 25 g/ngày trong 7 - 10 ngày.
- Lọc máu: Khởi đầu 20 g.
- Chọc hút dịch trong xơ gan cổ trướng: Truyền 6 - 8 g mỗi lít dịch cổ trướng được chọc hút.
- Hội chứng gan thận: Khởi đầu 1 g/kg (tối đa 100 g) trong ngày 1, sau đó 20 - 40 g/ngày.
Trẻ em:
- Sốc giảm thể tích tuần hoàn: 0,5 - 1 g/kg hoặc 2,5 - 12,5 g, có thể lặp lại sau 15 - 30 phút nếu cần.
- Giảm albumin máu: 0,5 - 1 g/kg, lặp lại sau mỗi 1 - 2 ngày nếu cần (tối đa 6 g/kg trong 24 giờ).
- Tăng bilirubin máu ở trẻ sơ sinh: 1 g/kg trước hoặc trong khi thay huyết tương.
- Hội chứng suy hô hấp cấp: 25 g truyền trong 30 phút, lặp lại mỗi 8 giờ trong 3 ngày nếu cần.
- Mổ tim: Truyền albumin tới khi đạt nồng độ albumin máu 25 g/L và hematocrit 20%.
Phụ nữ có thai: C (FDA) (*).
Phụ nữ cho con bú: Không nên dùng.