Thuốc ‘Dexamethasone 4mg/1ml’ Là gì?
Dùng cấp cứu trong các trường hợp dị ứng nặng, sốc do phẫu thuật, phù não, suy thượng thận, dùng tiêm tại chỗ trong các trường hợp viêm khớp, điều trị đau rễ thần kinh,..
Thành phần của ‘Dexamethasone 4mg/1ml’
- Dược chất chính: Dexamethasone
- Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 10 ống x 1ml dung dịch tiêm, 4mg/ml
Công dụng của ‘Dexamethasone 4mg/1ml’
- Dùng cấp cứu trong các trường hợp dị ứng nặng, sốc do phẫu thuật, phù não, suy thượng thận.
- Dùng tiêm tại chỗ trong các trường hợp viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm dây chằng.
- Viêm xoang, viêm phế quản do dị ứng.
- Điều trị đau rễ thần kinh, đau thần kinh tọa đoạn thắt lưng.
Liều dùng của ‘Dexamethasone 4mg/1ml’
Cách dùng
Thuốc dùng liều tiêm
Liều dùng
Tiêm bắp thịt hay tiêm tĩnh mạch khởi đầu là: 0,5 - 20 mg (0,25 - 5 ml)/ngày tùy theo chỉ định của thay thuốc.
- Làm gì khi dùng quá liều?
Quá liều glucocorticoid gây ngộ độc cấp hoặc gây chết rất hiếm. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Không có chỉ định cho việc điều trị ngộ độc mạn, trừ trường hợp người bệnh quá nhạy cảm với corticosteroid, gây bệnh lý; lúc đó cần điều trị các triệu chứng. Choáng phản vệ hoặc phản ứng quá mẫn có thể được điều trị bằng epinephrin, hô hấp nhân tạo và aminophylin. Người bệnh nên được giữ ấm và yên tĩnh.
- Làm gì khi quên 1 liều?
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi bỏ quên liều mà đã gần tới thời gian uống liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ lỡ.
Tác dụng phụ của ‘Dexamethasone 4mg/1ml’
- Nguy cơ tại chỗ tiêm: nhiễm khuẩn, viêm hay đóng vôi ở khớp.
- Có thể xảy ra nhức đầu, nóng bừng mặt, Có thể gây cường vỏ thượng thận: tăng cân, phù, cao huyết áp.
Lưu ý của ‘Dexamethasone 4mg/1ml’
Thận trọng khi sử dụng
- Không được tiêm vào vùng da bị nhiễm khuẩn.
- Không nên dùng ở phụ nữ có thai và cho con bú.
- Không nên dùng kéo dài trên 6 tháng vì có thể gây thiểu năng tuyến thượng thận.
- Dùng lâu có thể gây phản ứng phụ do steroid, nhiễm trùng mắt gây mủ cấp, gây mỏng giác mạc hay củng mạc.
Tương tác thuốc
- Các barbiturat, phenytoin, rifampicin, rifabutin, carbamazepin, ephedrin, aminoglutethimid có thể làm tăng thanh thải corticosteroid nên làm giảm tác dụng điều trị.
- Corticoid đối kháng tác dụng của các tác nhân gây hạ đường huyết (kể cả insulin), thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu. Corticosteroid làm tăng tác dụng hạ kali huyết của acetazolamid, các thiazid lợi tiểu quai, carbenoxolon.
- Hiệu lực của các dẫn chất cumarin chống đông máu có thể tăng khi dùng đồng thời với corticoid, nên cần kiểm tra chặt chẽ thời gian prothrombin để tránh chảy máu tự phát.
- Sự thanh thải salicylat tăng khi dùng đồng thời với corticoid, vì vậy khi ngừng corticoid dễ bị ngộ độc salicylat.
- Các thuốc lợi tiểu làm giảm kali huyết (ví dụ thiazid, furosemid) và amphotericin B có thể làm tăng tác dụng giảm kali huyết của glucocorticoid.
Quy cách
Hộp 10 ống x 1ml dung dịch tiêm