Efferalgan Codeine là một thuốc có tác dụng giảm đau trong các cơn đau vừa và nặng không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
Efferalgan Codeine được sản xuất bởi Laboratoires UPSA – PHÁP, thuốc được bào chế dưới dạng viên sủi với công nghệ bào chế hiện đại, chứa trong hộp 2 tuýp, mỗi tuýp 8 viên hoặc chứa trong hộp gồm 25 vỉ hay 10 vỉ, mỗi vỉ chứa 4 viên
Efferalgan Codeine có thành phần chính là Paracetamol hàm lượng 500 mg và Codein hàm lượng 30 mg cùng với tá dược gồm các thành phần Natri Hydrocarbonat, Natri Carbonat khan, Acid Citric khan, Sorbitol, Natri Docusat, Natri Benzoat, Povidon, Aspartam, vị bưởi tự nhiên vừa đủ 1 viên
Tác dụng của thuốc là tổng hợp các tác dụng thành phần, trong đó:
Paracetamol còn được gọi là Acetaminophen, có tác dụng giảm đau hạ sốt rất đặc hiệu với cơ chế tác dụng như sau:
Sau khi vào trong cơ thể theo đường uống, thuốc được hấp thu vào máu và đi tới các mô cơ quan trong cơ thể, do thuốc có ái tính với các men COX nên có khả năng gắn và ức chế enzym COX này, từ đó ức chế sự hình thành Prostaglandin E2 nhờ xúc tác của men COX – 2. Thiếu Prostaglandin E2, phản ứng viêm không được hình thành trong cơ thể do các bạch cầu bị ức chế di chuyển , giảm khả năng hoạt động của đại thực bào ở vị trí gần ổ viêm, ức chế giải phóng ra các chất trung gian hóa học gây viêm, ngăn ngừa tình trạng tình trạng giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch,… tuy nhiên tác dụng chống viêm của Paracetamol yếu hơn so với các thuốc cùng nhóm và đây không được coi là 1 tác dụng điển hình của Paracetamol.
Ngoài ra, Paracetamol còn có khả năng ức chế sự dẫn truyền xung động thần kinh cảm giác đau từ ngoại vi về thần kinh trung ương nên có tác dụng giảm đau, thậm chí Paracetamol lại có tác dụng giảm đau vượt trội hơn so với các thuốc cùng nhóm còn lại, do đó hiện nay Paracetamol được sử dụng phổ biến trong điều trị các chứng đau vừa và nhẹ, có khả năng thay thế các thuốc giảm đau cổ điển như Aspirin trong các trường hợp đau vừa và nhẹ. Thuốc còn có tác dụng ức chế trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi gây giãn mạch ngoại biên từ đó có tác dụng hạ nhiệt cho cơ thể, đặc biệt ở những người tăng thân nhiệt trong các trường hợp sốt, ở người không có sốt thì hiếm khi gây ra hạ nhiệt.
Codein: 1 dẫn chất của morphin, hay chính là methylmorphin, thuộc nhóm thuốc giảm đau gây ngủ Opioid, do đó ngoài tác dụng riêng nổi bật của mình thì codein cũng có 1 số tính chất tương tự morphin. Ngoài ra trong cơ thể, codein còn được chuyển hóa 1 phần thành morphin, do đó codein cũng có tác dụng giảm đau khá tốt nhưng kém hơn morphin với cơ chế giảm đau có sự phối hợp ở cá trung ương lẫn ngoại vi.
ở ngoại vi, codein tác động lên các thụ thể opioid cặp đôi với protein Gi, hoạt hóa protein này dẫn đến tác dụng ức chế men AC, từ đó giảm nồng độ AMPv, ức chế kệnh Ca2+ nên không giải phóng được các chất dẫn truyền xung động thần kinh đặc trưng cho cảm giác đau. Ngoài ra ở hậu synap, hoạt hóa receptor opioid còn hoạt hóa kênh K+ gây hiện tượng ưu phân cực màng, nên tăng sự đáp ứng với các kích thích
ở trung ương, đường truyền xuống chống đau xuất phát từ vỏ não đi xương tủy sống nhờ tác dụng ức chế GABA, do đó tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể
Codein còn có tác dụng nổi bật là ức chế mạnh trung tâm ho ở hành não, nên codein có tác dụng giảm ho rất hiệu quả. ở 1 số người cao tuổi có thể gây ra tình trạng an thần, gây ngủ, khi dùng kéo dài gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc. codein còn tác động lên chức năng hô hấp, chức năng tuần hoàn làm ức chế các chức năng này. Cũng giống như các dẫn chất khác của morphin, codein làm giảm nhu động đường ruột, gây táo bón và tăng áp lực đường mật.
Như vậy sự kết hợp giữa 2 loại hoạt chất ở 2 nhóm giảm đau khác nhau đã làm tăng cường mức độ chịu đau trong các cơn đau vừa và nặng cho người bệnh.
Với công dụng giảm đau mạnh và hiệu quả, thuốc được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp đau vừa và nặng , các trường hợp đau sâu nội tạng và không hoặc kém đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường như đau do chấn thương, đau trong sản khoa,,…
Cách dùng: thuốc được bào chế dưới dạng viên sủi do đó thuốc được chỉ định dùng theo đường uống bằng cách: lấy viên thuốc, thả viên thuốc vào 1 li nước đầy chứa nước đun sôi để nguội, đợi viên sủi tan hết rồi uống thuốc, uống thuốc sau ăn để tránh các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa,các lần dùng thuốc phải cách nhau ít nhất 4 giờ
Liều dùng: thay đổi theo đối tượng dùng thuốc
Đối với người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: uống 1 đến 2 viên 1 lần mỗi 4 giờ, tối đa 6 viên 1 ngày
Đối với trẻ em dưới 15 tuổi: uống 1 viên mỗi 6 giờ, tối đa 4 viên 1 ngày
Liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ
Bên cạnh tác dụng điều trị, thuốc có thể gây ra 1 số tác dụng phụ sau:
Tiêu hóa: giảm nhu động ruột, táo bón, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn
Thần kinh: ức chế thần kinh, an thần, gây ngủ, choáng váng, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, lờ đờ, uể oải
Đôi khi có phản ứng dị ứng với các biểu hiện phát ban, mẩn đỏ, ngứa da, đau cơ và khớp
Hô hấp: ức chế ho hấp, giảm nhịp thở, giảm biên độ thở
Tim mạch: giảm nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp
Dùng kéo dài có thể gây ra tình trạng quen thuốc, lệ thuộc thuốc và gây ra hội chứng cai thuốc khi dừng thuốc đột ngột
Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.
Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.
Đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược
Đối với bệnh nhân có suy thận nặng
Đối với bệnh nhân có hen suyễn, suy hô hấp
Đối với bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh
Đối với trẻ em dưới 30 tháng tuổi hoặc trẻ có tiền sử động kinh co giật
Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.
Chú ý: đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuân thủ liều lượng và chế độ dùng thuốc đã khuyến cáo hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ
Thận trọng:
Đối với bệnh nhân có hẹp môn vị, tình trạng tăng tiết aicd dịch vị
Đối với bệnh nhân có táo bón lâu ngày
Đối với bệnh nhân có suy gan, thận
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc
Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm
Đối với những người lái xe hoặc vận hành máy móc do có khả năng gây ra các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu tạm thời của thuốc.
Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.
Một số tương tác thuốc thường gặp như:
Không dùng với các chất đối kháng morphin do đối kháng tác dụng dược lí
Tránh sử dụng cùng với các chất ức chế thần kinh trung ương như các loại thuốc ngủ,không dùng cùng với các thuốc opioid khác,các thuốc làm giảm nhu động ruột,các thuốc làm khô tiết loại atropine.
Không phối hợp với các thuốc ức chế enzyme chuyển hóa thuốc ở gan như cimetidin, erythromycin,… do làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương
Không phối hợp với các thuốc làm giảm nhu động đường tiêu hóa như các thuốc trị tiêu chảy
Không phối hợp với các thuốc gây tăng chuyển hóa qua gan như Phenobarbital, phenytoin, carbamazepine,.. vì làm giảm tác dụng của thuốc
Không phối hợp với các thuốc khác mà trong thành phần có chứa Paracetamol
Phối hợp với chế độ ăn hợp lí
Không dùng thuốc chung với rượu và đồ uống có cồn, không uống rượu trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc hoặc kể cả khi ngưng thuốc.
Để tìm hiểu thêm về các tương tác thuốc thường gặp có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ
Cần liệt kê những thuốc đang sử dụng cung cấp cho bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi.
Quá liều: quá liều ít xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu ba đỏ trên da, ngứa, rối loạn tiêu hóa, suy gan cấp, ức chế thần kinh nặng, hôn mê, co giật nếu không điều trị kịp thời trong trường hợp nặng,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời
Quên liều: uống sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó uống liều kế tiếp như bình thường, không uống thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.