Vitamin A, E, B2, PP, D3, B1, B6, C
Trên mắt: vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.
- Cơ chế: trong bóng tối vitamin A(cis-retinal) kết hợp với protein là opsin tạo nên sắc tố võng mạc rhodópin là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng có cường độ thấp giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. KHi ra ánh sáng, rhodopsin lại phân huỷ giải phóng ra opsin và trans-retinal. Sau đó, trans-retinal lại chuyển thành dạng cis-retinal. Do đó nếu cơ thể thiếu vitamin A, khả năng nhìn trong tối giảm gây bệnh quáng gà, nếu không điều trị kịp thời sẽ mù loà.
Trên da và niêm mạc: Vitamin A rất cần cho quá trình biệt hoá các tế bàobiểu mô ở da và niêm mạc, có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể, nhất là biểu mô trụ của nhu mô mắt.
Vitamin A làm tăng tiết chất nhầy và ức chế sự sừng hoá. Khi thiếu vitamin A, quá trình tiết chất nhày bị giảm hoặc mất, biểu mô sẽ bị teo và thay vào đó là các lớp keratin dày lên làm da trở lên khô, nứt nẻ và sần sùi.
Trên xương: vitamin A có vai trò giúp cho sự phát triển xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em. Nếu thiếu vitamin A trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn.
Trên hệ miễn dịch: vitamin A giúp phát triển lách và tuyến ức là 2 cơ quan tạo ra lympho bào có vai trò miễn dịch của cơ thể,tăng tổng hợp các protein miễn dịch.
Trong thời gian gần đây, có nhiều nghiên cứu chứng minh vitamin A và tiền chất caroten có tác dụng chống oxy hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi thiếu vitamin A cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và dễ nhạy cảm với các tác nhân gay ung thư.
Khi thiếu vitamin A còn dễ tổn thương đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục và thiếu máu nhược sắc.
Quáng gà, khô mắt, rối loạn nhìn màu mắt.
Bệnh vẩy cá , bệnh trứng cá, chứng tóc khô dễ gãy, móng chân, móng tay bị biến đổi. Hội chứng tiền kinh, rối loạn mãn kinh, xơ teo âm hộ.
Chứng mất khứu giác, viêm mũi họng mãn, điếc do nhiễm độc, ù tai.
Nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, phòng thiếu hụt Vitamin A ở người mới ốm dậy, phụ nữ cho con bú, cường giáp.
- Nhu cầu hằng ngày của trẻ em là 400 microgam (1330 đvqt), và của người lớn là 600 microgam (2000 đvqt) (theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam).
- Thiếu vitamin A và hậu quả của nó là một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và trẻ em là những người đặc biệt dễ bị tác hại. Hàng năm, ở Việt Nam có chiến dịch cho trẻ em uống vitamin A trên quy mô toàn quốc. Những yếu tố chính làm cho tình trạng thiếu vitamin A xuất hiện là: chế độ ăn nghèo vitamin A, nhiễm khuẩn (đặc biệt là sởi, bệnh hô hấp cấp) và ỉa chảy.
- Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Tổ chức Y tế Thế giới khuyên nên cho trẻ 6 tháng tuổi uống thêm 100.000 đơn vị; liều này có tác dụng bảo vệ cho đến khi trẻ được tiêm phòng sởi vào lúc 9 tháng tuổi, và vào lúc này có thể cho trẻ ở những vùng có nguy cơ cao uống thêm một liều nữa. Ngoài ra, theo Chương trình chăm sóc sức khỏe, nên cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi cứ 3 – 6 tháng một lần uống một liều 200.000 đơn vị. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến dụ cho người mẹ uống 200.000 đơn vị ngay sau lúc sinh hoặc trong vòng 2 tháng sau khi sinh.
- Có thể uống vitamin A hằng ngày với liều thấp hoặc có thể uống liều cao hơn nhưng phải cách quãng, thời gian cách nhau tùy theo liều uống nhiều hay ít để tránh liều gây ngộ độc cấp hay mạn tính.
Liều thường dùng cho người lớn và thiếu niên
- Phòng ngừa thiếu vitamin A (uống hàng ngày):
Nam: 800 – 1000 microgam (2665 – 3330 đvqt).
Nữ: 800 microgam (2665 đvqt).
- Người mang thai: 800 – 900 microgam (2665 – 3000 đvqt).
- Người cho con bú: 1200 – 1300 microgam (4000 – 4330 đvqt).
Liều thường dùng cho trẻ em
Phòng ngừa thiếu vitamin A (uống hàng ngày):
Từ khi sinh đến 3 tuổi: 375 – 400 microgam (1250 – 1330 đvqt).
4 – 6 tuổi: 500 microgam (1665 đvqt).
7 – 10 tuổi: 700 microgam (2330 đvqt).
Ðiều trị và phòng ngừa thiếu vitamin A có thể uống liều cao cách quãng như sau:
- Phòng ngừa thiếu vitamin A: Uống vitamin A (dạng dầu hay dạng nước, dạng nước thường được ưa chuộng hơn). Có thể tiêm bắp chế phẩm vitamin A dạng tan trong nước (dạng tan trong dầu được hấp thu kém). Ðể đề phòng bệnh khô mắt gây mù loà thì cứ 3 – 6 tháng một lần uống một liều tương đương với 200.000 đơn vị. Trẻ dưới 1 tuổi uống liều bằng một nửa liều trên.
- Ðiều trị thiếu vitamin A: Ðể điều trị bệnh khô mắt thì sau khi chẩn đoán phải cho uống ngay lập tức 200.000 đơn vị vitamin A. Ngày hôm sau cho uống thêm một liều như thế. Sau hai tuần cho uống thêm một liều nữa. Nếu người bệnh bị nôn nhiều hay bị ỉa chảy nặng thì có thể tiêm bắp 100.000 đơn vị vitamin A dạng tan trong nước. Trẻ em dưới 1 tuổi dùng liều bằng nửa liều trên.
- Ðối với bệnh xơ gan nguyên phát do mật hay bệnh gan mạn tính có ứ mật: Thường cho người bệnh uống thêm vitamin A vì những người này thường bị thiếu hụt vitamin A.
- Một số bệnh về da: Thuốc bôi vitamin A được dùng để điều trị bệnh trứng cá hay vẩy nến; ngoài ra còn dùng phối hợp với vitamin D để điều trị một số bệnh thông thường của da kể cả loét trợt.
Dùng đồng thời với dầu parafin.
Người bệnh thừa vitamin A.
Nhạy cảm với vitamin A hoặc thành phần khác trong chế phẩm.
Khi dùng liều cao kéo dài, cần điều trị từng đợt, dùng 6 tuần, nghỉ 2 tuần. Thận trọng ở phụ nữ có thai.
- Không được dùng với các thuốc khác có chứa vitamin A.
- Viên: tránh dùng cho người mẫn cảm với tartiazin và/hoặc acid acetylsalicylic.
- Khi có thai không được dùng quá 6000UI/ngày. Dùng liều cao vitamin A gây dị dạng bào thai. Không dùng liều cao với người đang nuôi con bú, không vượt quá 6000UI/ngày (kể cả trong khẩu phần ăn).
Neomycin, cholestyramin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A.
Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai. Ðiều này giải thích vì sao đôi khi khả năng thụ thai bị giảm trong thời gian ngay sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai steroid.
Vitamin A và isotretinoin dùng đồng thời thì có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều. Cần tránh dùng đồng thời hai thuốc trên như tránh dùng vitamin A liều cao.
Thường do quá liều, ngừng dùng thuốc. Phải tôn trọng liệu trình và khoảng cách giữa các đợt dùng thuốc (không được dùng quá 100.000UI/lần).
Cấp tính với liều vượt quá 150.000UI ở trẻ em, 100.000UI ở người lớn. Biểu hiện: rối loạn têu hóa, (chán ăn, nôn, ỉa chảy), nhức đầu, tăng áp lực nội sọ, phù nhú thị giác, rối loạn tâm thần (lú lẫn, mê sảng) dễ kích động, co giật, tróc vẩy da. Hàm lượng Retinol huyết tương 150mcg/100ml. Mãn tính, nếu dùng:
Trẻ mới đẻ: 10000 UI/24 giờ, từ 1–3 tháng.
Trẻ em: 10000–30000UI/24 giờ, từ 2–6 tháng.
Người lớn: 50000–100000 UI/24 giờ, từ 2–6 tháng. Biểu hiện: mỏng, mảnh, khô giòn da–lông, móng, niêm mạc môi, lợi nứt nẻ-tăng áp lực nội sọ, nhức đầu, phù nhú thị giác, song thị, rung giật nhãn cầu, sợ ánh sáng, dễ kích động, rối loạn giấc ngủ, đau xương khớp, đau cơ, chán ăn, buồn nôn, gan lách to, xơ gan. Trẻ em dày lớp vỏ xương ở xương dài, hàn sớm đầu xương (phồng dưới da, nhạy cảm đau đầu chi).
Cần sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Vitamin A không bền vững, cần bảo vệ tránh ánh sáng và không khí. Các chế phẩm vitamin A cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 400C, tốt nhất là 15 – 300C; nút kín, tránh không khí và ánh sáng, không để đông lạnh.