Chào mừng bạn đến với Nhà thuốc Siêu thị thuốc Mega3
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới

Men tiêu hóa Pepsin B1

Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây Loại: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: 8938505074030
Liên hệ
Vận chuyển nhanh chóng
Vận chuyển nhanh chóng Ship toàn quốc 2-3 ngày. Ship hỏa tốc nội thành Hà Nội
Miễn phí đổi - trả
Miễn phí đổi - trả Đối với sản phẩm lỗi sản xuất hoặc vận chuyển 3-5 ngày
Hỗ trợ nhanh chóng
Hỗ trợ nhanh chóng Gọi Hotline: 0973978080 hoặc 0373978080 để được hỗ trợ ngay lập tức
Ưu đãi thành viên
Ưu đãi thành viên Đăng ký thành viên để được nhận được nhiều khuyến mãi

Pepsin B1 là một trong những enzym được tìm thấy trong dạ dày có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Men tiêu hóa Pepsin B1 được dùng để hỗ trợ, phòng chống táo bón, khó tiêu, kém hấp thu chất đạm và một số bệnh lý liên quan khác.

Thông tin cần biết về men tiêu hóa Pepsin B1

1. Thành phần

Mỗi viên nang Pepsin B1 có chứa thành phần chính là Pepsin, Thiamine nitrate và một số tá dược vừa đủ bao gồm: Glucoze, lactoze, gelatin, magie stearat, bột Talc.

Pepsin là enzym có sẵn trong dạ dày, chịu trách nhiệm giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa. Pepsin hoạt động bằng cách phá vỡ các phân tử protein phức tạp (trứng và thịt) thành những phân tử đơn giản hơn.

Thiamine nitrate thực tế không có tác dụng dược lý, thậm chí là khi dùng ở liều cao. Thiamine nitrate thường được chỉ định cho những trường hợp bị thiếu Thiamin, nghiện rượu mạn tính hoặc bệnh nhân rối loạn tiêu hóa.

2. Chỉ định

Men tiêu hóa Pepsin B1 được chỉ định cho một số trường hợp sau:

  • Người bị rối loạn tiêu hóa
  • Trẻ em biếng ăn
  • Người gầy yếu, suy dinh dưỡng
  • Hỗ trợ chống táo bón, phân sống và kém hấp thu chất đạm

Một số công dụng và chỉ định khác của sản phẩm có thể không được đề cập trong bài viết. Do đó, người bệnh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc cần sử dụng thuốc với mục đích khác, vui lòng liên hệ bác sĩ kê đơn hoặc nhà sản xuất.

3. Chống chỉ định

Không sử dụng men tiêu hóa Pepsin B1 cho người mẩn cảm với Thiamine hoặc bất cứ thành phần nào của sản phẩm.

4. Cách dùng – Liều lượng

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu hướng dẫn quá mơ hồ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn về cách thức và liều lượng sử dụng men tiêu hóa Pepsin B1.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế hướng dẫn, lời khuyên của nhân viên y tế.

Cách dùng:

  • Không nên dùng men tiêu hóa trước bữa ăn hoặc khi đói. Khi đói dạ dày hoàn toàn trống rỗng, nồng độ axit tăng cao. Do đó, nếu bạn sử dụng men tiêu hóa lúc này rất dễ bị kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét.
  • Bạn cũng không nên dùng men tiêu hóa Pepsin B1 sau bữa ăn quá lâu. Tốt nhất là nên sử dụng sản phẩm ngay sau khi ăn xong.
  • Sử dụng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội khi sử dụng sản phẩm. Không dùng nước ngọt, nước có gas hoặc thức uống có cồn để uống Pepsin B1.
  • Bạn nên nuốt cả viên thay vì mở sản phẩm ra. Điều này sẽ giúp sản phẩm đến được dạ dày mà không bị tan chảy cho trong ống thực quản.
  • Thời gian sử dụng tối đa là 2 tuần liên tục. Dùng men tiêu hóa kéo dài sẽ không làm cải thiện cái triệu chứng mà còn làm thay đổi chức năng vốn có của dạ dày.
  • Sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất. Nhất là khi dùng cho trẻ em.

Liều dùng:

  • Trẻ em 1 – 2 tuổi: 1 viên / lần / ngày
  • Trẻ trên 2 tuổi: 2 viên / 2 lần / ngày
  • Người lớn: 2 – 4 viên / 2 lần / ngày

5. Bảo quản

Bảo quản sản phẩm trong bao bì của nhà sản xuất. Đặt sản phẩm ở nơi có nhiệt độ phòng (20 – 25 độ C), tránh ánh nắng trực tiếp.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.

Sản phẩm hết hạn sử dụng nên được bỏ theo quy định. Sử dụng sản phẩm hết hạn có thể gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người dùng. Không vứt sản phẩm ở nhà vệ sinh, bồn rửa, bồn cầu hoặc cống thoát nước.

Không đưa men tiêu hóa Pepsin B1 cho bất cứ ai khác kể cả khi bạn biết họ có triệu chứng giống bạn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng men tiêu hóa Pepsin B1

1. Thận trọng

Một số đối tượng không nên sử dụng men tiêu hóa Pepsin B1:

  • Người bị tăng axit dạ dày
  • Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm tụy
  • Người bị tiêu chảy, phân sống kèm đau bụng, đại tiện phân có máu hoặc nôn ra máu
  • Người bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm độc, bỏng axit
  • Không dùng men tiêu hóa Pepsin B1 cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

2. Tác dụng phụ

  • Không được dùng men tiêu hóa kéo dài. Việc lạm dụng men tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của cơ quan tiêu hóa. Lạm dụng men tiêu hóa có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Chán ăn dẫn đến thiếu khoáng chất, vitamin.
  • Thay đổi chức năng và hoạt động của dạ dày và hệ thống tiêu hóa. Lâu dài các tuyến tiêu hóa bị ức chế, suy giảm chức năng và bị teo nhỏ.
  • Gây viêm loét dạ dày nếu sử dụng men vi sinh lúc đói.

Đây không phải là tất cả tác dụng phụ của men tiêu hóa nói chung và Pepsin B1 nói riêng. Do đó, nếu người bệnh gặp bất cứ phản ứng không mong muốn nào khi sử dụng Pepsin B1, hãy thông báo cho bác sĩ.

3. Tương tác thuốc

Hiện tại vẫn chưa có thông tin về các loại thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Pepsin B1. Vì vậy, người bệnh nên chủ động thông báo cho bác sĩ về danh sách các loại thuốc đang sử dụng. Danh sách này bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung và vitamin.

Tương tác thuốc có thể khiến tác dụng của Pepsin B1 thay đổi. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

4. Cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều

Quên liều:

  • Nếu bạn quên một liều, hãy uống thuốc ngay khi bạn nhận ra. Tuy nhiên, trong trường hợp gần đến giờ sử dụng liều tiêp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng sản phẩm theo liệu trình.
  • Không dùng gấp đôi liều để bù vào phần đã quên.

Quá liều:

  • Thông thường quá một liều Pepsin B1 sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dùng. Tuy nhiên, nếu ai đó vô tình sử dụng sản phẩm quá liều và có dấu hiệu sốc phản vệ, hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Mang theo danh sách thuốc, vỏ, hộp hoặc nhãn hiệu khi đến bệnh viện.