Thành phần:
Carbamazepin: 200mg
Chỉ định:
- Động kinh:
Động kinh cục bộ phức tạp hay đơn giản.
Động kinh toàn thể nguyên phát hoặc thứ phát kèm theo cơn co giật tonic-clonic.
Hỗn hợp các loại trên.
Tegretol có thể được dùng đơn trị hay kết hợp với các loại thuốc chống co giật khác.
Tegretol thường không có hiệu quả trong cơn vắng ý thức (petit mal)
- Điều trị hưng cảm và phòng ngừa cơn hưng trầm cảm (lưỡng cực)
- Hội chứng cai nghiện rượu
- Đau dây thần kinh V tự phát và do bệnh xơ cứng rải rác.
- Đau dây thần kinh lưỡi hầu tự phát.
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với Carbamazepine và các thuốc có cấu trúc tương tự, block nhĩ thất, tiền sử giảm sản huyết, tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp. Không nên dùng Tegretol kèm với thuốc ức chế monoamine oxidasa (IMAO), phải ngưng thuốc IMAO tối thiểu 2 tuần trước khi dùng Tegretol.
Chú ý đề phòng:
Tegretol phải được dùng dưới sự giám sát y tế. Đặc biệt lưu ý những bệnh nhân có cơn động kinh hỗn hợp. Nếu tình trạng động kinh trở nên nặng hơn phải ngưng Tegretol
Bệnh nhân nên được thông báo về những dấu hiệu ngộ độc và các triệu chứng về huyết học, các biểu hiện về da hay gan. Người bệnh được khuyên nên gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng như sốt, viêm họng, nổi ban, loét miệng, nổi vết thâm tím, đốm xuất huyết, ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát.
Với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, gan, thận, hoặc có phản ứng huyết học với các loại thuốc khác, nên cân nhắc giữa lợi ích điều trị với nguy cơ và theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.
Các xét nghiệm chức năng gan căn bản cần được tiến hành trước khi bắt đầu điều trị với Tegretol
Các xét nghiệm này phải được thực hiện đều đặn trong quá trình điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan và người lớn tuổi. Đánh giá đầy đủ các thông số về nước tiểu và định kỳ trong thời gian điều trị.
Tegretol được ghi nhận làm mất bạch cầu hạt và thiếu máu bất sản nhưng rất khó xác định chính xác do tần số xuất hiện rất thấp.
Cần ngưng Tegretol nếu xuất hiện các ức chế tủy xương hay các biểu hiện nặng về da như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell's.
Phụ nữ dùng thuốc tránh thai uống cùng với Tegretol có thể bị chảy máu, độ tin cậy của thuốc tránh thai có thể bị giảm.
Lúc có thai:
Phụ nữ động kinh có thai phải được theo dõi y tế nghiêm ngặt. Nên dùng Tegretol đơn trị liệu cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và tỉ lệ dị dạng bẩm sinh ở phụ nữ dùng phối hợp thuốc cao hơn người dùng đơn trị liệu. Để đề phòng biến chứng chảy máu ở trẻ sơ sinh, cần bổ sung vitamin K1 cho người mẹ vài tuần cuối trước khi sinh và cho trẻ sơ sinh.
Carbamazepine qua được sữa mẹ với nồng độ khoảng 25-60 % nồng độ trong máu. Cần cân nhắc giữa lợi ích của việc dùng sữa mẹ và khả năng gây tác dụng phụ ở trẻ nhỏ.
Người mẹ dùng Tegretol có thể cho con bú miễn là trẻ nhỏ được theo dõi kỹ để tránh các tác dụng phụ như ngủ li bì.
Tương tác thuốc:
Tương tác thuốc:
Do tác dụng tới hệ enzym mono-oxygenase của gan, carbamazepine có thể làm giảm nồng độ hoặc làm mất tác dụng của một số thuốc chuyển hóa qua đường này như: clobazam, clonazepam, ethosuximide, primidone, valproic acid, alprazolam, corticosteroid, cyclosporin, digoxin, doxycycline, felodipine, haloperidol, imipramine, methadone, thuốc tránh thai uống, theophylline, thuốc chống đông uống. Một số thuốc làm tăng nồng độ carbamazepine trong máu dẫn tới các phản ứng phụ do đó cần điều chỉnh liều Tegretol cho phù hợp: erythromycin, troleandomycin, josamycin, isoniazid, verapamil, diltiazem, dextropropoxyphene, viloxazine, fluoxeline, cimetidine, acetaxolamide, danazol, desipramine và nicotinamid.
Như các thuốc hướng thần kinh khác, Tegretol có thể làm giảm sự dung nạp rượu trong khi điều trị.
Tác dụng ngoài ý:
Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện thường xuyên nếu liều dùng ban đầu quá cao hoặc khi dùng Tegretol cho người lớn tuổi. Các phản ứng phụ này thường giảm sau vài ngày hay sau khi giảm liều. Nên theo dõi nồng độ thuốc và giảm liều hằng ngày hoặc chia thành 3-4 liều nhỏ.
Hệ thần kinh trung ương và ngoại vi:
Hay gặp: chóng mặt, mất điều vận, ngủ gà, mệt mỏi.
Đôi khi: đau đầu, song thị, rối loạn thị trường (mù màu)
Hiếm gặp: cử động vô thức (như run, loạn giữ tư thế, loạn vận động miệng mặt, múa giật, loạn trương lực cơ, máy cơ) rung giật nhãn cầu.
Cá biệt: ảo giác, trầm cảm, không ăn ngon, bồn chồn, hành vi kích thích, kích động, lú lẫn, sự kích hoạt các rối loạn tâm thần.
Da:
Đôi khi hoặc khá thường: dị ứng da, nổi mề đay
Hiếm gặp: viêm da tróc vẩy và đỏ da, hội chứng Stevens-Johnson, Lupus ban đỏ hệ thống.
Cá biệt: nhiễm độc hoại tử biểu bì, phản ứng quá mẫn với ánh sáng, hồng ban đa dạng, ban nổi cục, thay đổi sắc tố da, ban xuất huyết, ngứa, trứng cá, ra mồ hôi, rụng tóc, rụng lông (nữ)
Máu:
Đôi khi hoặc khá thường: giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu.
Hiếm gặp: tăng bạch cầu, bệnh hạch bạch huyết.
Cá biệt: mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, cơn rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, chứng tăng hồng cầu, thiếu acid folic, thiếu máu huyết tán.
Gan:
Hay gặp: tăng lượng gamma GT (do giảm enzym gan), thường không có ý nghĩa lớn về lâm sàng.
Đôi khi: phosphatase kiềm tăng.
Hiếm gặp: Transaminase tăng, vàng da, ứ mật, viêm nhu mô (tế bào gan)
Cá biệt: viêm gan u hạt
Tiêu hóa:
Đôi khi hoặc khá thường: buồn nôn, nôn, khô miệng.
Hiếm gặp: tiêu chảy hoặc táo bón
Cá biệt: đau bụng, viêm lưỡi, viêm miệng
Phản ứng quá mẫn:
Hiếm gặp: quá mẫn muộn của các cơ quan
Cá biệt: phản ứng phản vệ, viêm màng não vô trùng với rung giật cơ và tăng bạch cầu ưa eosin. Cần ngưng điều trị nếu các triệu chứng quá mẫn trên xuất hiện.
Tim mạch:
Hiếm gặp: rối loạn dẫn truyền nhịp tim
Cá biệt: nhịp tim chậm, loạn nhịp, block nhĩ thất với triệu chứng ngất, trụy mạch, suy tim sưng huyết, tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp, suy mạch vành, viêm huyết khối tĩnh mạch, bệnh huyết khối tắc mạch.
Hệ nội tiết và chuyển hóa:
Đôi khi: phù, giữ nước tăng cân, giảm natri huyết và hạ nồng độ dịch do tác dụng giống ADH.
Cá biệt: chứng vú to hoặc tiết sữa ở nam, xét nghiệm chức năng tuyến giáp không bình thường, rối loạn chuyển hóa ở xương, tăng cholesterol.
Tiết niệu, sinh dục:
Cá biệt: viêm thận kẽ và suy thận, các dấu hiệu suy giảm chức năng thận (albumin niệu, đái máu, thiểu niệu, tăng urê máu), đái gắt, bí tiểu, rối loạn tình dục, bất lực
Giác quan:
Cá biệt: rối loạn thị giác, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, ù tai, hạ thấp ngưỡng nghe.
Cơ xương:
Cá biệt: đau khớp, đau cơ hay chuột rút
Hô hấp:
Cá biệt: quá mẫn cảm ở phổi, biểu hiện sốt, khó thở, viêm phổi.
Liều lượng:
Liều lượng và cách sử dụng:
Loại viên nén có thể uống trong, sau hoặc giữa các bữa ăn. Loại CR phóng thích từ từ phải nuốt không được nhai.
Động kinh:
Tegretol nên được chỉ định đơn trị liệu bất cứ khi nào có thể được. Điều trị phải được bắt đầu với liều thấp sau đó tăng từ từ cho đến khi đạt được tác dụng tối đa. Khi cơn động kinh được kiềm chế tốt có thể giảm liều tới 100-200 mg × 1-2 lần/ngày, tăng liều dần cho đến khi đạt liều đáp ứng tối đa (thường 400 mg × 2-3 lần/ngày) có thể chỉ định cho một vài bệnh nhân.
Trẻ em: 10-20 mg/kg cân nặng hàng ngày.
Trẻ em dưới 1 tuổi: 100 - 200 mg/ngày.
Từ 1-5 tuổi: 200-400 mg/ngày.
Từ 6-10 tuổi: 400-600 mg/ngày.
Từ 11-15 tuổi: 600-1000 mg/ngày.
Trẻ em 4 tuổi trở xuống nên bắt đầu điều trị với liều 20-60 mg/ngày.
Đau dây thần kinh:
200-400 mg/ngày, tăng liều từ từ cho đến khi hết triệu chứng đau (thường 200 mg × 3-4 lần/ngày). Sau đó nên giảm liều dần cho đến liều duy trì thấp nhất. Liều bắt đầu 100 mg × 2 lần/ngày có thể áp dụng đối với người cao tuổi.
Hội chứng cai nghiện rượu:
Liều trung bình 200 mg × 3-4 lần/ngày.
Trường hợp nặng cần tăng liều trong những ngày đầu (400 mg × 3 lần/ngày)
Điều trị các ca nặng cần phối hợp với thuốc an thần, thuốc ngủ như clomethiazol, chlordiazepoxide.
Cơn hưng cảm và phòng ngừa trạng thái hưng trầm cảm:
Thường dùng 400-600 mg/ngày chia 2-3 lần.