Chào mừng bạn đến với Nhà thuốc Siêu thị thuốc Mega3
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới

Thuốc Bisetol Medana điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (80ml)

Thương hiệu: MEDANA Loại: Thuốc kháng sinh
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: Đang cập nhật
Liên hệ
Vận chuyển nhanh chóng
Vận chuyển nhanh chóng Ship toàn quốc 2-3 ngày. Ship hỏa tốc nội thành Hà Nội
Miễn phí đổi - trả
Miễn phí đổi - trả Đối với sản phẩm lỗi sản xuất hoặc vận chuyển 3-5 ngày
Hỗ trợ nhanh chóng
Hỗ trợ nhanh chóng Gọi Hotline: 0973978080 hoặc 0373978080 để được hỗ trợ ngay lập tức
Ưu đãi thành viên
Ưu đãi thành viên Đăng ký thành viên để được nhận được nhiều khuyến mãi

Thành phần của Thuốc Bisetol

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Sulfamethoxazole

200mg

Trimethoprim

40mg

Công dụng của Thuốc Bisetol

Chỉ định

Thuốc Biseptol 80 ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Ðiều trị các nhiễm trùng khi vi khuẩn còn nhạy cảm:

  • Điều trị và phòng ngừa viêm phổi do nhiễm nấm Pneumocystis jirovecii.

  • Điều trị và dự phòng nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii.

  • Điều trị nhiễm vi khuẩn sống trong đất Nocardia.

Ðiều trị các nhiễm trùng khi khi có bằng chứng vi khuẩn còn nhạy với 2 kháng sinh này và có lý do tốt để ưu tiên phối hợp kháng sinh hơn là dùng đơn trị:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp không phức tạp.

  • Viêm tai giữa cấp.

  • Viêm phế quản cấp.

Dược lực học

Trimethoprim là dẫn chất của pyrimidine, ức chế đặc hiệu enzym dihydrofolate reductase (DHFR) – 1 enzym đóng vai trò quan trọng trong con đường chuyển hóa dihydrofolate thành tetrahydrofolate và tùy vào điều kiện mà có thể cho tác dụng diệt khuẩn. Trimethoprim có gắn với DHFR của người nhưng liên kết yếu hơn nhiều (ít hơn 50000 lần) so với enzym tương ứng của vi khuẩn.

Sulfamethoxazole thuộc nhóm sulfamid, ức chế cạnh tranh việc sử dụng para-aminobenzoic acid trong quá trình tổng hợp dihydrofolate của tế bào vi khuẩn qua đó có tác dụng kìm khuẩn.

Khi phối hợp 2 hoạt chất này trong cùng 1 công thức sẽ ngăn 2 bước liên tiếp trong con đường sinh tổng hợp purine, hay nói rộng hơn là tổng hợp acid nucleic cần thiết cho sự sống còn của vi khuẩn. Vì vậy phối hợp này được xem có tác dụng hiệp lực làm tăng hiệu quả điều trị và đồng thời giảm sự đề kháng thuốc của vi khuẩn.

Dược động học

Hấp thu

Trimethoprim và sulfamethoxazole hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn sau khi uống và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nồng độ đỉnh trong máu đạt được khoảng 1-4 giờ sau khi tiêu hóa và phụ thuộc vào liều. Nồng độ có hiệu quả trong máu duy trì khoảng 24 giờ sau khi nạp vào liều điều trị. Nồng độ ổn định trong máu ở người lớn đạt được sau khi uống 2-3 ngày. Cả 2 hoạt chất đều không ảnh hưởng tới nồng độ đạt được trong máu của nhau.

Phân bố

Khoảng 50% trimethoprim gắn protein huyết tương. Trimethoprim phân bố trong mô cao hơn trong máu, đặc biệt ở phổi và thận. Nồng độ trimethoprim trong máu thấp hơn nồng độ trimethoprim trong mật, dịch tiết tuyến tiền liệt, mô, nước bọt, đờm và dịch tiết âm đạo. Nồng độ trimethoprim trong thủy dịch, dịch não tủy, tuyến sữa, dịch tai giữa, hoạt dịch và dịch từ mô là đủ cho tác dụng kháng khuẩn. Trimethoprim có khả năng đi qua nước ối vào mô thai nhi với nồng độ tương ứng trong máu của người mẹ.

Khoảng 66% sulfamethoxazole gắn với protein huyết tương. Nồng độ có hoạt tính của sulfamethoxazole trong nước ối, thủy dịch, mật, dịch não tủy, dịch tai giữa, đờm, hoạt dịch và dịch từ mô chiếm khoảng 20-50% nồng độ trong huyết tương.

Chuyển hóa

Sulfamethoxazole được thải trừ qua thận dạng nguyên vẹn chiếm khoảng 15 - 30% liều dùng. Sulfamethoxazole được chuyển hóa rộng rãi hơn so với trimethoprim, thông qua acetyl hóa, oxy hóa và liên hợp acid glucuronic. Sau mỗi chu kỳ 72 giờ, khoảng 85% liều dùng có thể tìm thấy qua nước tiểu dưới dạng không đổi cùng với dạng chuyển hóa chủ yếu (N4-acetyl hóa).

Thải trừ

Thời gian bán thải của trimethoprim ở người có chức năng thận bình thường là 8,6 - 17 giờ và không thay đổi đáng kể ở người cao tuổi. Thời gian này có thể tăng lên gấp 1,5 - 3 lần khi độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút.

Con đường đào thải chủ yếu của trimethoprim là thận với khoảng 50% liều dùng được thải trừ qua thận trong vòng 24 giờ dưới dạng không đổi. Nhiều chất chuyển hóa khác cũng được tìm thấy trong nước tiểu. Nồng độ trimethoprim trong nước tiểu biến thiên khá rộng.

Thời gian bán thải của sulfamethoxazole ở người có chức năng thận bình thường xấp xỉ 9 - 11 giờ. Ở người có chức năng thận suy giảm, thời gian bán thải của sulfamethoxazole không thay đổi nhưng có sự kéo dài thời gian bán thải của chất chuyển hóa chính (acetyl hóa) khi độ thanh thải creatinin dưới 25 ml/phút.

Con đường đào thải chính của sulfamethoxazole là thận với khoảng 15 - 30% liều dùng tìm thấy trong nước tiểu là ở dạng có hoạt tính. Ở người cao tuổi có sự giảm đào thải sulfamethoxazole qua thận. Sự suy giảm này chưa được tìm thấy đối với trimethoprim.

Cách dùng Thuốc Bisetol

Cách dùng

Lắc kỹ trước khi dùng giúp thu được hỗn dịch đồng nhất và chia liều được chính xác nhất. Nên cân nhắc dùng chung với thức ăn để giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Liều dùng

Liều dùng phụ thuộc vào độ tuổi.

Đối với nhiễm trùng cấp tính thông thường

  • Trẻ 6 tuần – 5 tháng tuổi: 2,5 ml mỗi 12 giờ.

  • Trẻ 6 tháng – 5 tuổi: 5 ml mỗi 12 giờ.

  • Trẻ 6 – 12 tuổi: 10 ml mỗi 12 giờ.

  • Trẻ >12 - <18 tuổi: 10 ml mỗi 12 giờ.

  • Người lớn (>18 tuổi): 10 ml mỗi 12 giờ.

Liều tiêu chuẩn đối với trẻ em tương đương với 6 mg trimethoprim và 30 mg sulfamethoxazole trên kg cân nặng mỗi ngày, chia làm 2 liều bằng nhau.

Việc điều trị nên được tiếp tục đến khi bệnh nhân hết triệu chứng 2 ngày; đại đa số người bệnh sẽ cần dùng khoảng 5 ngày. Nếu triệu chứng lâm sàng không cải thiện sau 7 ngày, bệnh nhân cần tái khám bác sĩ. Đối với nhiễm trùng đường tiết niệu cấp không phức tạp thì có thể rút ngắn khoảng trị liệu khoảng 1-3 ngày.

Đối với người suy giảm chức năng thận

Người lớn (>18 tuổi) và trẻ em (>12 - <18 tuổi)

Liều dụng phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin:

  • CrCl >30 ml/phút: 10 ml mỗi 12 giờ.

  • CrCl 15-30 ml/phút: 5 ml mỗi 12 giờ.

  • CrCl <15 ml/phút: Không khuyến cáo dùng.

Đối với người <12 tuổi

Chưa có dữ liệu cụ thể.

Khuyến cáo đo nồng độ sulfamethoxazole trong huyết tương mỗi 2-3 ngày và nên tiến hành lấy mẫu 12 giờ sau khi uống. Nếu nồng độ tổng cộng của sulfamethoxazole vượt 150 mcg/ml thì việc điều trị nên tạm dừng đến khi nồng độ này giảm xuống dưới 120 mcg/ml.

Đối với viêm phổi do nhiễm nấm Pnemocystis jirovecii

Điều trị ở trẻ em <12 tuổi (bao gồm cả trẻ sơ sinh >6 tuần – 2 tuổi và trẻ em >2 - <12 tuổi)

Khuyến cáo dùng liều cao hơn liều thông thường, dùng 20 mg trimethoprim và 100 mg sulfamethoxazole trên kg cân nặng mỗi ngày chia làm 2 lần kéo dài 2 tuần. Mục đích chính là đạt được nồng độ đỉnh trong máu của trimethoprim ≥5 mcg/ml.

Điều trị ở trẻ em (>12-<18 tuổi) và người lớn (>18 tuổi)

Khuyến cáo dùng liều cao hơn liều thông thường, dùng 20 mg trimethoprim và 100 mg sulfamethoxazole trên kg cân nặng mỗi ngày chia làm 2 lần kéo dài 2 tuần. Mục đích chính là đạt được nồng độ đỉnh trong máu của trimethoprim ≥5 mcg/ml.

Dự phòng nhiễm trùng ở người lớn (>18 tuổi)

Có thể cân nhắc các chế độ liều sau:

  • 160 mg trimethoprim/800 mg sulfamethoxazole mỗi ngày x7 ngày/tuần.

  • 160 mg trimethoprim/800 mg sulfamethoxazole 3 ngày/tuần cách ngày.

  • 320 mg trimethoprim/1600 mg sulfamethoxazole mỗi ngày chia làm 2 liều 3 ngày/tuần cách ngày.

Dự phòng ở trẻ em (>12-<18 tuổi)

Liều thông thường cho trẻ em tương đương với khoảng 6 mg trimethoprim và 30 mg sulfamethoxazole trên kg cân nặng mỗi ngày chia làm 2 liều bằng nhau. Liều được khuyến cáo phụ thuộc theo tuổi.

Dự phòng ở trẻ em <12 tuổi (bao gồm cả trẻ sơ sinh >6 tuần – 2 tuổi và trẻ em >2 - <12 tuổi):

Liều thông thường cho trẻ em tương đương với khoảng 6 mg trimethoprim và 30 mg sulfamethoxazole trên kg cân nặng mỗi ngày chia làm 2 liều bằng nhau. Liều được khuyến cáo phụ thuộc theo tuổi.

Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn Nocardia

Chưa có đồng thuận trong khuyến cáo liều phù hợp.

Điều trị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii

Chưa có đồng thuận trong khuyến cáo liều phù hợp. Quyết định nên dựa trên kinh nghiệm lâm sàng. Đối với dự phòng có thể cân nhắc dùng liều tương đương với liều dùng để dự phòng viêm phổi do nhiễm nấm Pneumocystis jirovecii.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi bạn phát hiện mình dùng quá liều. Quá liều thuốc này có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, nôn mửa, mất vị giác, đau bụng, đau đầu, vàng da, vàng mắt, tiểu ra máu, sốt, lú lẫn hay ngất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Biseptol 80 ml, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR >1/100

  • Toàn thân: Nhiễm nấm.

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, mất vị giác, tiêu chảy.

  • Thần kinh: Đau đầu.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Toàn thân: Sốt, phát ban, hội chứng Steven-Johnson, hội chứng TEN.

  • Hô hấp: Ho.

  • Tiêu hóa: Viêm miệng, viêm lưỡi.

  • Thần kinh: Chóng mặt, động kinh.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Có thể giảm nhẹ các tác dụng phụ của thuốc bằng cách giảm liều.

Cần ngưng dùng thuốc và đến ngay bác sĩ khi có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, phát ban, vàng da, vàng mắt, co giật, khô miệng, khát nhiều, đau khớp mới hay bất thường, lú lẫn, đau ngực, sốt, lở miệng, lạnh tay chân...

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Biseptol 80 ml chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với các thành phần của thuốc.

  • Suy gan nặng.

  • Người rối loạn nội tiết và chuyển hóa cấp.

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi.

  • Người có tiền sử giảm tiểu cầu khi sử dụng trimethoprim và/hoặc sulfamethoxazole.

Thận trọng khi sử dụng

Không nên dùng thuốc này nếu bạn dị ứng với các thành phần của thuốc, phụ nữ có thai và cho con bú cũng như tiền sử thiếu máu do thiếu hụt acid folic.

Trước khi dùng thuốc này, bạn cần cho bác sĩ biết nếu bạn có bệnh gan hay thận, thiếu hụt acid folic, hen phế quản, dị ứng nghiêm trọng, AIDS, thiếu hụt men G6PD hay suy dinh dưỡng.

Cần sử dụng thuốc này đủ liệu trình điều trị. Triệu chứng có thể cải thiện trước khi tình trạng nhiễm trùng khỏi hoàn toàn. Thuốc này không điều trị các tình trạng nhiễm virus như cảm hay cúm.

Kháng sinh có thể gây tiêu chảy, vốn thường là triệu chứng của 1 tình trạng nhiễm trùng mới nào đó. Đi bác sĩ ngay khi phân đầy nước hay có máu. Không dùng thuốc để ngăn tiêu chảy trừ khi có chỉ định bác sĩ.

Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp do thuốc này có thể làm cho da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng có thể dẫn đến bỏng da. Mặc đồ kín và dùng kem chống nắng khi bạn ra ngoài.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về tác động của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân và các biến cố có hại của thuốc cần được lưu ý khi cân nhắc khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai

Trimethoprim và sulfamethoxazole có thể qua nhau thai và tính an toàn của chúng trên phụ nữ mang thai vẫn chưa được khẳng định. Một số báo cáo cho thấy có thể có mối tương quan giữa sự phơi nhiễm với các chất ức chế folate và dị tật ở thai nhi.

Trimethoprim là một chất đối vận folate và ở động vật thì cả trimethoprim và sulfamethoxazole đều đã có các báo cáo gây quái thai.

Trimethoprim không nên dùng cho PNCT, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ trừ khi thật sự cần thiết. Các sản phẩm bổ sung folate nên được cân nhắc nếu thuốc này được sử dụng trong thai kỳ.

Sulfamethoxazole cạnh tranh gắn kết protein huyết tương với bilirubin. Nếu thuốc này được kê cho phụ nữ gần sinh thì có thể khiến nó duy trì lâu trong máu trẻ sơ sinh dẫn đến tăng nguy cơ vàng da trẻ sơ sinh kéo theo nguy cơ vàng da nhân não. Nguy cơ này càng gia tăng ở trẻ em sinh non hay trẻ thiếu hụt men G6PD.

Thời kỳ cho con bú

Cả 2 hoạt chất trimethoprim và sulfamethoxazole đều bài tiết qua sữa mẹ. Chỉ định thuốc này nên được tránh ở giai đoạn muộn của thai kỳ và giai đoạn cho con bú khi người mẹ hay trẻ sơ sinh có hay có nguy cơ cao vàng da do tăng bilirubin. Thêm vào đó chỉ định thuốc này cũng nên tránh ở trẻ sơ sinh nhỏ hơn 8 tuần tuổi.

Tương tác thuốc

Bạn có thể cần đến khám bác sĩ thường xuyên hơn nếu bạn cũng đang dùng thuốc để điều trị trầm cảm, đái tháo đường, động kinh hay HIV.

Cho bác sĩ biết tất cả các thuốc bạn đang dùng. Nhiều thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ của sulfamethoxazole trong máu, đặc biệt như:

  • Amantadine, cyclosporine, indomethacin, leucovorin, methotrexate, pyrimethamine.

  • Thuốc ức chế men chuyển ACEI (benazepril, enalapril, lisinopril, quinapril, ramipril và các thuốc khác).

  • Hoặc thuốc lợi tiểu (chlorthalidone, hydrochlorothiazide và các thuốc khác).

Bảo quản

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc và ánh sáng mặt trời, tốt nhất nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C.

Để xa tầm tay của trẻ em.