Chào mừng bạn đến với Nhà thuốc Siêu thị thuốc Mega3
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới

Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng Stadnex 20mg 28 viên

Thương hiệu: Stada Loại: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: 181
Liên hệ

Thành phần

Esomeprazole 20 mg (dưới dạng esomeprazole (magnesium dihydrate) pellets 22%).

Công dụng

 (Chỉ định)

Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GORD): Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược; điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát; điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GORD).

Kết hợp với một phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori, chữa lành loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori và phòng ngừa tái phát loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân loét do nhiễm Helicobacter pylori.

Bệnh nhân cần điều trị thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) liên tục: Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID; phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ.

Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.

Liều dùng

Nuốt nguyên viên với một ít nước. Không nên nhai hay nghiền nát viên.

Người lớn và trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên: Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GORD):

Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược: 40 mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần. Nên điều trị thêm 4 tuần nữa cho bệnh nhân viêm thực quản chưa được chữa lành hay vẫn có triệu chứng dai dẳng.

Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát: 20 mg x 1 lần/ngày.

Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GORD): 20 mg x 1 lần/ngày ở bệnh nhân không bị viêm thực quản. Nếu không kiếm soát được triệu chứng sau 4 tuần, bệnh nhân nên được chẩn đoán thêm. Khi đã hết triệu chứng, có thể duy trì liều 20 mg x 1 lần/ngày.

Người lớn

Kết hợp với một phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori, chữa lành loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori và phòng ngừa tái phát loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân loét do nhiễm Helicobacter pylori: 20 mg esomeprazole, 1 g amoxicillin và 500 mg clarithromycin, tất cả được dùng 2 lần/ngày trong 7 ngày.

Bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) liên tục:

Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID: Liều thông thường 20 mg x 1 lần/ngày. Thời gian điều trị Ià 4-8 tuần.

Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ: 20 mg x 1 lần/ngày.

Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Liều khởi đầu 40 mg x 2 lần/ngày. Khi liều hàng ngày lớn hơn 80 mg, nên chia liều dùng thành 2 lần/ngày.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Không nên dùng.

Người tổn thương chức năng thận, gan, người cao tuổi: Xem chi tiết.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

Bệnh nhân quá mẫn với esomeprazole, các dẫn chất benzimidazol hay bất cứ thành phần nào của thuốc. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Khi có sự hiện diện bất kỳ một triệu chứng báo động nào nghi ngờ hoặc bị loét dạ dày nên loại trừ bệnh lý ác tính vì điều trị bằng esomeprazole có thể làm giảm triệu chứng và làm chậm trễ việc chẩn đoán.

Sử dụng các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt khi dùng liều cao và trong thời gian dài (> 1 năm), có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và xương sống, chủ yếu xảy ra ở người già hoặc khi có các yẽu tố nguy cơ khác. Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương phải được chăm sóc theo hướng dẫn lâm sàng hiện hành và cần bổ sung đầy đủ vitamin D và calci.

Khi kê toa esomeprazole để diệt trừ Helicobacter pylori, nên xem xét các tương tác thuốc có thể xảy ra trong phác đồ điều trị 3 thuốc. Clarithromycin là chất ức chế mạnh CYP3A4 và vì thế nên xem xét chống chỉ định và tương tác đối với clarithromycin khi dùng phác đồ 3 thuốc cho bệnh nhân đang dùng các thuốc khác chuyển hóa qua CYP3A4 như cisaprid.

Hạ magnesi huyết có triệu chứng và không triệu chứng đã được báo cáo. Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng bao gồm co cứng cơ, loạn nhịp tim và động kinh.

Giảm acid dạ dày do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả dùng thuốc ức chế bơm proton, làm tăng số lượng vi khuẩn thường trú trong đường tiêu hóa. Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do Salmonella và Campylobacter.

Thuốc có chứa sucrose (đường kính hạt tròn). Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu hụt enzym sucrase-isomaltase.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da; buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.

Ít gặp: Mệt mỏi, mất ngủ, phát ban, ngứa, rối loạn thị giác.

Hiếm gặp: Sốt, đổ mồ hôi, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ; kích động, tràm cảm, lú lẫn có hồi phục, ảo giác ở người bệnh nặng; chứng mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu; tăng enzym gan, viêm gan, vàng da, suy chức năng gan; rối loạn vị giác; đau khớp, đau cơ; viêm thận kẽ; ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da.

Do làm giảm độ acid của dạ dày, các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa.