Chào mừng bạn đến với Nhà thuốc Siêu thị thuốc Mega3
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới

Trileptal 300 trị động kinh (5 vỉ x 10 viên)

Thương hiệu: Novartis Farma S.p.A Loại: Thuốc tâm thần kinh, đau nửa đầu
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: Đang cập nhật
Liên hệ
Vận chuyển nhanh chóng
Vận chuyển nhanh chóng Ship toàn quốc 2-3 ngày. Ship hỏa tốc nội thành Hà Nội
Miễn phí đổi - trả
Miễn phí đổi - trả Đối với sản phẩm lỗi sản xuất hoặc vận chuyển 3-5 ngày
Hỗ trợ nhanh chóng
Hỗ trợ nhanh chóng Gọi Hotline: 0973978080 hoặc 0373978080 để được hỗ trợ ngay lập tức
Ưu đãi thành viên
Ưu đãi thành viên Đăng ký thành viên để được nhận được nhiều khuyến mãi

1. Thành phần

Thành phần hoạt chất

Mỗi viên nén bao phim Trileptal chứa 300mg oxcarbazepine.

Thành phần tá dược

Lớp lõi: silica dạng keo khan; cellulose vi tinh thể; hypomellose; crospovidone; magnesi stearate;

Lớp bao: hypomellose; talc; titan dioxide (E 171); macrogol 8000; oxid sắt vàng (E172).

2. Công dụng (Chỉ định)

Trileptal được chỉ định trong đơn trị liệu hoặc điều trị phối hợp trong điều trị động kinh cục bộ ở người lớn và đơn trị liệu trong điều trị động kinh cục bộ ở trẻ em từ 4 tuổi trở lên có cơn co giật, và trong điều trị phối hợp cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên có động kinh cục bộ.

3. Cách dùng - Liều dùng

Điều trị phối hợp ở người lớn

Bắt đầu dùng Trileptal với liều 600 mg/ngày, chia làm hai lần một ngày. Nếu được chỉ định lâm sàng, liều có thể được tăng thêm một lượng tối đa mỗi 600 mg/ngày với khoảng cách giữa các lần xấp xỉ 1 tuần, liều tối đa hàng ngày khuyến cáo là 1200 mg/ngày. Liều hàng ngày trên 1200 mg/ngày cho thấy hiệu quả cao hơn trong thử nghiệm có đối chứng, tuy nhiên hầu hết bệnh nhân không có khả năng dung nạp được liều 2400 mg/ngày, chủ yếu là do các tác dụng lên hệ thần kinh trung ương. Khuyến cáo cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân và nồng độ trong huyết tương của các thuốc chống động kinh khi dùng đồng thời trong giai đoạn định liều Trileptal, do những nồng độ này có thể bị thay đổi đặc biệt ở liều Trileptal lớn hơn 1200 mg/ngày (xem phần TƯƠNG TÁC THUỐC).

Chuyển đổi sang đơn trị liệu ở người lớn

Bệnh nhân sử dụng đồng thời các thuốc chống động kinh có thể được chuyển sang dùng đơn trị liệu bằng cách bắt đầu điều trị bằng Trileptal với liều 600 mg/ngày (liều chia thành 2 lần một ngày) trong khi đồng thời bắt đầu giảm liều thuốc chống động kinh kèm theo. Các thuốc chống động kinh dùng đồng thời nên được ngưng dùng hoàn toàn trong vòng từ 3 đến 6 tuần, trong khi liều tối đa của Trileptal nên đạt được sau khoảng từ 2 đến 4 tuần. Liều Trileptal có thể được tăng lên theo chỉ định lâm sàng với mức tăng tối đa là 600 mg/ngày với khoảng cách giữa các lần là xấp xỉ 1 tuần để đạt được liều tối đa khuyến cáo dùng hàng ngày là 2400 mg/ngày. Liều hàng ngày 1200 mg/ngày đã được chứng minh trong một nghiên cứu là có hiệu quả ở những bệnh nhân dùng đơn trị liệu bắt đầu với Trileptal. Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ trong giai đoạn chuyển tiếp này.

Khởi đầu đơn trị liệu ở người lớn

Bệnh nhân đang không được điều trị với các thuốc chống động kinh có thể được bắt đầu đơn trị liệu với Trileptal. Ở những bệnh nhân này, bắt đầu dùng Trileptal với liều 600 mg/ngày (chia làm hai lần một ngày); liều nên được tăng thêm 300 mg/ngày sau mỗi 3 ngày cho tới liều 1200 mg/ngày. Các thử nghiệm đối chứng ở những bệnh nhân này đã kiểm tra hiệu quả của liều 1200 mg/ngày; liều dùng 2400 mg/ngày đã được chứng minh là có hiệu quả trên những bệnh nhân chuyển từ các thuốc chống động kinh khác sang đơn trị liệu bằng Trileptal (xem ở trên).

Điều trị phối hợp cho trẻ em (từ 2 đến 16 tuổi)

Ở những bệnh nhân trẻ em từ 4 đến 16 tuổi, bắt đầu dùng Trileptal với liều hàng ngày từ 8 đến 10 mg/kg thường không vượt quá 600 mg/ngày, chia làm hai lần một ngày. Liều duy trì đích của Trileptal nên đạt được trong 2 tuần và phụ thuộc vào cân nặng của bệnh nhân, theo biểu đồ sau:

20 đến 29 kg - 900 mg/ngày
29,1 đến 39 kg - 1200 mg/ngày
≥ 39 kg - 1800 mg/ngày

Trong thử nghiệm lâm sàng, với dự định đạt được các liều mục tiêu này, liều trung bình hàng ngày là 31 mg/kg với khoảng liều từ 6 tới 51 mg/kg.

Ở trẻ em từ 2 đến dưới 4 tuổi, bắt đầu dùng Trileptal ở liều hàng ngày từ 8 tới 10 mg/kg thường không vượt quá 600 mg/ngày, chia làm hai lần một ngày. Với những bệnh nhân dưới 20 kg, có thể xem xét liều bắt đầu từ 16 tới 20 mg/kg (xem phần ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC và ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC). Liều duy trì tối đa của Trileptal nên đạt được trong vòng từ 2 đến 4 tuần và không được vượt quá 60 mg/kg/ngày với chế độ liều hai lần một ngày.

Trong thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em (2 đến 4 tuổi) mà dự định đạt được liều mục tiêu là 60 mg/kg/ngày, 50% các bệnh nhân đạt được liều cuối cùng tối thiểu là 55 mg/kg/ngày. Trong điều trị phối hợp (có hoặc không có thuốc chống động kinh cảm ứng enzyme), khi đã bình thường hóa theo thể trọng, thì độ thanh thải biểu kiến (L/giờ/kg) giảm trong khi độ tuổi tăng lên, như vậy trẻ em từ 2 đến < 4 tuổi có thể cần gấp đôi liều oxcarbazepine theo thể trọng khi so sánh với người lớn; và trẻ em tuổi từ 4 tới ≤ 12 có thể cần liều oxcarbazepine theo thể trọng cao hơn 50% so với người lớn.

Chuyển đổi sang đơn trị liệu cho trẻ em (từ 4 đến 16 tuổi)

Bệnh nhân dùng phối hợp các thuốc chống động kinh có thể được chuyển sang đơn trị liệu bằng cách bắt đầu điều trị bằng Trileptal với liều từ 8 đến 10 mg/kg/ngày chia làm hai lần, trong khi đồng thời bắt đầu giảm liều thuốc chống động kinh kèm theo. Việc dùng phối hợp các thuốc động kinh có thể được ngưng hoàn toàn trong vòng 3 đến 6 tuần trong khi liều Trileptal có thể tăng lên theo chỉ định lâm sàng với mức tăng liều tối đa là 10 mg/kg/ngày với khoảng cách tăng liều là xấp xỉ một tuần để đạt được liều lượng hàng ngày khuyến cáo. Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ trong giai đoạn chuyển tiếp này. Tổng liều dùng hàng ngày khuyến cáo của Trileptal được thể hiện trong Bảng 1 dưới đây.

Khởi đầu đơn trị liệu cho bệnh nhân trẻ em (từ 4 đến 16 tuổi) Bệnh nhân đang không được điều trị bằng các thuốc chống động kinh có thể dùng đơn trị liệu bắt đầu với Trileptal.

Ở những bệnh nhân này, bắt đầu dùng Trileptal với liều từ 8 đến 10 mg/kg/ngày chia hai lần một ngày. Liều nên được tăng là 5 mg/kg/ngày sau mỗi 3 ngày theo liều lượng hàng ngày được khuyến cáo như trong bảng dưới đây.

Bảng 1: Khoảng liều duy trì của Trileptal cho trẻ em theo cân nặng trong đơn trị liệu

Cân nặng
theo kg

Từ

Đến

Liều (mg/ngày)

Liều (mg/ngày)

20

600

900

25

900

1200

30

900

1200

35

900

1500

40

900

1500

45

1200

1500

50

1200

1800

55

1200

1800

60

1200

2100

65

1200

2100

70

1500

2100

Điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận

Đối với bệnh nhân suy chức năng thận (độ thanh thải creatinine dưới 30 mll/phút), khởi đầu dùng Trileptal với liều bằng nửa liều khởi đầu thường dùng (300 mg/ngày, chia hai lần trên ngày) và tăng liều dần để đạt được đáp ứng lâm sàng mong muốn (xem mục ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC và ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC)

Thông tin sử dụng

Các viên nén được rạch khía nên có thể bẻ gãy thành hai nửa viên, giúp cho bệnh nhân dễ nuốt viên thuốc hớn. Với trẻ em nhỏ tuổi hoặc những bệnh nhân không thể nuốt được viên thuốc hoặc liều dùng không cho phép sử dụng viên nén, có thể sử dụng Trileptal dạng hỗn dịch có sẵn trên thị trường.

Hỗn dịch uống Trileptal và viên nén bao phim Trileptal là tương đương sinh học và có thể được chuyển đổi với liều lượng bằng nhau (xem phần ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC và ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC).

Trileptal có thể được dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn (xem phần ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC và ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC).

Hướng dẫn sử dụng, xử lý và hủy bỏ

Trileptal phải được để xa tầm tay và tầm nhìn của trẻ em.

- Quá liều

Một số trường hợp cá biệt về quá liều đã được báo cáo. Liều tối đa đã được dùng là khoảng 48.000mg.

Dấu hiệu và triệu chứng

Tình trạng mất cân bằng dịch và điện giải: hạ natri máu.

Rối loạn thị giác: song thị, co đồng tử, mờ mắt.

Rối loạn hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tăng vận động dạ dày.

Rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ dùng thuốc: mệt mỏi.

Xét nghiệm: giảm tần số hô hấp, kéo dài khoảng QT.

Rối loạn hệ thần kinh trung ương: uể oải và buồn ngủ, chóng mặt, rung giật nhãn cầu, mất điều hòa, run, rối loạn phối hợp (bất thường phối hợp), co giật, đau đầu, hôn mê, mất ý thức, rối loạn vận động.

Rối loạn tâm thần: gây hấn, kích động, tình trạng lú lẫn.

Rối loạn mạch: hạ huyết áp.

Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: khó thở

Xử trí

Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Việc điều trị triệu chứng và hỗ trợ nên được tiến hành thích hợp. Việc loại bỏ thuốc bằng rửa dạ dày và/hoặc bất hoạt thuốc bằng than hoạt nên được xem xét.

4. Chống chỉ định

Quá mẫn với oxcarbazepine hoặc eslicarbazepine hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của Trileptal.

5. Tác dụng phụ

Tóm tắt dữ liệu an toàn

Những phản ứng có hại hay gặp nhất gồm buồn ngủ, nhức đầu, choáng váng, nhìn đôi, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, gặp ở > 10% bệnh nhân.

Trong các thử nghiệm lâm sàng, các biến cố bất lợi (AE) thường ở mức độ từ nhẹ tới trung bình, có tính chất thoáng qua và hay gặp hơn khi khởi đầu điều trị.

Phân tích biểu đồ tác dụng không mong muốn theo hệ cơ quan là dựa vào các hiện tượng có hại từ các thử nghiệm lâm sàng được đánh giá có liên quan tới Trileptal. Ngoài ra, các báo cáo có ý nghĩa lâm sàng về kinh nghiệm có hại từ các chương trình với bệnh nhân được xác định và kinh nghiệm khi đưa thuốc ra thị trường cũng được tính đến.

Bảng tóm tắt tổng hợp các phản ứng bất lợi từ các thử nghiệm lâm sàng

Các phản ứng bất lợi từ các thử nghiệm lâm sàng (Bảng 2) được liệt kê theo hệ thống phân loại cơ quan MedDRA. Trong mỗi hệ thống cơ quan, phản ứng bất lợi được xếp hạng theo tần suất, với phản ứng có tần suất cao nhất đứng trước.

Trong mỗi nhóm tần suất, phản ứng bất lợi được xếp theo thứ tự giảm dần mức độ nghiêm trọng. Thêm vào đó, nhóm tần suất tương ứng được xếp theo qui ước sau (CIOMS III):

Rất thường gặp: (≥ 1/10); thường gặp: (≥ 1/100, < 1/10); ít gặp: (≥ 1/1.000 < 1/100); hiếm gặp: (≥ 1/10.000, < 1/1.000); rất hiếm gặp: (< 1/10.000), bao gồm cả các báo cáo riêng lẻ.

Bảng 2 Các phản ứng bất lợi của thuốc

Rối loạn máu và hệ bạch huyết

Ít gặp

Giảm bạch cầu.

Rất hiếm gặp

Suy tủy xương, thiếu máu bất sản, mất
bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu,
giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính.

Rối loạn hệ miễn dịch

Rất hiếm gặp

Phản ứng phản vệ, quá mẫn cảm (bao gồm
quá mẫn cảm nhiều cơ quan) được đặc
trưng bởi các biểu hiện như nổi ban, sốt.
Các cơ quan hoặc hệ thống khác có thể bị
ảnh hưởng như máu và hệ bạch huyết (ví
dụ tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu,
giảm bạch cầu, bệnh hạch bạch huyết, lách
to), gan (ví dụ: viêm gan, các xét nghiệm
bất thường về chức năng gan), cơ và khớp
(ví dụ: sưng khớp, đau cơ, đau khớp),
hệ thần kinh (ví dụ: bệnh não-gan), thận
(ví dụ: suy thận, viêm thận kẽ, protein niệu),
phổi (ví dụ: phù phổi, hen, co thắt phế quản,
bệnh phổi kẽ, khó thở), phù mạch.

Rối loạn nội tiết

Thường gặp

Tăng cân.

Rất hiếm gặp

Suy giáp.

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

Thường gặp

Hạ natri máu.

Rất hiếm gặp

Hạ natri máu liên quan với các dấu hiệu
và triệu chứng như co giật, bệnh não, giảm
ý thức, lú lẫn, (xem thêm Rối loạn hệ thần
kinh để rõ thêm các phản ứng bất lợi), suy
giáp, rối loạn thị giác (ví dụ nhìn mờ), nôn,
buồn nôn, thiếu hụt acid foiic.

Rối loạn tâm thần

Hay gặp

Kích động (ví dụ: căng thẳng thần kinh),
cảm xúc không ổn định, tình trạng lú lẫn,
trầm cảm, vô cảm.

Rối loạn hệ thần kinh

Rất thường gặp

Buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt.

Thường gặp

Mất điều hòa, run, rung giật nhãn cầu, rối
loạn sự chú ý, mất trí nhớ.

Rối loạn mắt

Rất thường gặp

Song thị.

Thường gặp

Nhìn mờ, rối loạn thị giác.

Rối loạn tai và mê đạo

Thường gặp

Chóng mặt

Rối loạn tim

Rất hiếm gặp

Bloc nhĩ thất, loạn nhịp.

Rối loạn mạch

Rất hiếm gặp

Tăng huyết áp

Rối loạn tiêu hóa

Rất thường gặp

Nôn, buồn nôn

Thường gặp

Tiêu chảy, đau bụng, táo bón

Rất hiếm gặp

Viêm tụy và/hoặc tăng lipase và/hoặc tăng
amylase.

Rối loạn gan mật

Rất hiếm gặp

Viêm gan

Rối loạn da và mô dưới da

Thường gặp

Nổi ban, rụng lông tóc, mụn trứng cá.

Ít gặp

Nổi mề đay

Rất hiếm gặp

Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), phù mạch, ban đỏ đa hình.

Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương

Rất hiếm gặp

Lupus ban đỏ hệ thống.

Rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ dùng thuốc

Rất thường gặp

Mệt mỏi

Thường gặp

Suy nhược

Xét nghiệm

Ít gặp

Tăng men gan, tăng phosphatase kiềm
trong máu.

Rất hiếm gặp

Tăng amylase, tăng lipase.

* Trong khi dùng Trileptal, rất hiếm gặp hạ natri-máu có ý nghĩa lâm sàng (natri < 125 mmol/lít). Thường gặp trong vòng 3 tháng đầu điều trị, mặc dù có những bệnh nhân bị hạ natri-huyết thanh < 125 mmol/lít lần đầu tiên sau hơn 1 năm khởi đầu điều trị (xem mục CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG).

Trong các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em từ 1 tháng tuổi tới dưới 4 tuổi, phản ứng có hại hay gặp nhất là buồn ngủ, gặp ở khoảng 11% bệnh nhân. Những phản ứng có hại với tần số ≥ 1% và < 10% (thường gặp) là: thất điều, kích ứng, nôn, ngủ lịm, mệt mỏi, rung giật nhãn cầu, run, giảm thèm ăn và tăng acid uric-máu.

Tác dụng không mong muốn ghi nhận từ các báo cáo tự phát và các trường hợp trong y văn (chưa biết tần suất)

Các tác dụng không mong muốn sau đã được ghi nhận từ kinh nghiệm hậu mãi của Trileptal thông qua các báo cáo tự phát và báo cáo trong y văn. Do những tác dụng không mong muốn này được báo cáo tự nguyện từ nguồn bệnh có cỡ mẫu không xác định nên không thể ước lượng chính xác được tần suất, vì vậy mục này sẽ được xếp loại là chưa biết tần suất.

Những tác dụng không muốn được liệt kê dưới đây theo phân loại hệ cơ quan của MedDRA. Trong mỗi hệ cơ quan, ADRs được ghi nhận theo trình tự giảm dần về độ nghiêm trọng.

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

Hội chứng tiết ADH không thích hợp, với dấu hiệu và triệu chứng như thờ ơ, buồn nôn, chóng mặt, giảm thẩm thấu huyết thanh (máu), nôn, nhức đầu, lú lẫn hoặc các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh khác.

Rối loạn da và mô dưới da

Phát ban do thuốc với tăng bạch cầu eosin và các triệu chứng hệ thống (DRESS), ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Chấn thương, ngộ độc và các biến chứng phẫu thuật

Té ngã.

Rối loạn hệ thần kinh

Rối loạn ngôn ngữ (bao gồm loạn vận ngôn), thường gặp hơn khi tăng liềuTrileptal.

Rối loạn hệ cơ xương và mô liên kết

Đã có báo cáo về tình trạng giảm mật độ khoáng ở xương, thiếu xương, loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân điều trị lâu dài với Trileptal. Cơ chế oxcarbazepine ảnh hưởng đến hệ xương vẫn chưa được xác định.Suy gan

Dược động học và sự chuyển hóa oxcarbazepine và MHD đã được đánh giá trên những người tình nguyện khỏe mạnh và những đối tượng có suy gan sau khi uống liều duy nhất 900mg. Suy gan nhẹ và vừa không ảnh hưởng tới dược động học của oxcarbazepine và MHD. Trileptal chưa được nghiên cứu trên bệnh nhân suy gan nặng.

Suy thận

Có một mối liên hệ tuyến tính giữa hệ số thanh thải creatinine và hệ số thanh thải qua thận của MHD. Khi Trileptal được cho dùng liều duy nhất 300mg trên bệnh nhân suy thận (hệ số thanh thải creatinine < 30 mL/phút), thời gian bán hủy của MHD bị kéo dài 19 giờ với một mức tương ứng tăng gấp đôi trên diện tích dưới đường cong nồng độ (AUC).

Trẻ em

Độ thanh lọc của MHD được điều chỉnh theo thể trọng sẽ giảm khi tuổi tác và thể trọng tăng lên tiếp cận với tuổi và thể trọng của người lớn. Vì vậy, thấy độ thanh lọc trung bình của MHD đã được điều chỉnh theo thể trọng ở trẻ em (từ 1 tháng tuổi tới dưới 4 tuổi) sẽ chiếm 93% cao hơn độ thanh lọc ở người lớn. Cũng do đó, sự phơi nhiễm của MHD trong cơ thể các trẻ em này được thấy chỉ là khoảng một nửa so với sự phơi nhiễm của MHD ở người lớn, khi cũng dùng liều như nhau được điều chỉnh theo thể trọng. Độ thanh lọc trung bình của MHD đã được điều chỉnh theo thể trọng ở trẻ em (từ 4 tới 12 tuổi) sẽ cao hơn 43% so với độ thanh lọc trung bình ở người lớn Vì vậy, sự phơi nhiễm của MHD trong cơ thể của các trẻ em này chỉ là 2/3 so với sự phơi nhiễm ở người lớn, khi cùng dùng liều như nhau đã được điều chỉnh theo thể trọng. Một khi có tăng thể trọng, thì với bệnh nhân ≥ 13 tuổi, thấy độ thanh lọc của MHD được điều chỉnh theo thể trọng, được đánh giá là đạt độ thanh lọc MHD ở người lớn.

Phụ nữ có thai

Do những thay đổi về sinh lý trong quá trình mang thai, nồng độ MHD huyết tương có thể giảm dần trong suốt thai kỳ (xem phần LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG, PHỤ NỮ CÓ THAI, CHO CON BÚ VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN).

Người già

Sau khi dùng liều duy nhất (300mg) và nhiều lần (600 mg/ngày) Trileptal trên những người già tình nguyện (60 - 82 tuổi), nồng độ huyết tương tối đa và các giá trị AUC của MHD cao hơn từ 30 - 60% so với những người tình nguyện trẻ hơn (18 - 32 tuổi). Việc so sánh hệ số thanh thải giữa người trẻ và người già cho thấy sự khác nhau này là do sự suy giảm liên quan đến tuổi tác đối với hệ số thanh thải creatinine. Không cần phải có khuyến cáo đặc biệt nào về liều vì liều điều trị được điều chỉnh theo từng cá thể.

Giới

Không có sự khác biệt nào về dược động học liên quan đến giới được thấy ở trẻ em, người lớn hoặc người già.

- Dược lực học (Tác động của thuốc lên cơ thể)

Nhóm dược lý: Thuốc chống động kinh.

Mã ATC: N03A F02.

Cơ chế tác dụng (MOA)

Hoạt tính dược học của Trileptal (hay oxcarbazepine) chủ yếu được phát huy qua sản phẩm chuyển hóa (MHD) của oxcarbazepine (xem “DƯỢC ĐỘNG HỌC” - Biến đổi sinh học/chuyển hóa). Cơ chế hoạt động của oxcarbazepine và MHD được cho là chủ yếu dựa trên việc chẹn các kênh natri nhạy cảm điện thế, do đó làm ổn định màng thần kinh bị tăng hưng phấn, ức chế sự kích thích lặp lại ở tế bào thần kinh và giảm bớt sự lan tỏa của các xung động qua synap thần kinh. Ngoài ra, độ dẫn kali tăng và sự điều biến của các kênh calci hoạt hóa điện thế cao cũng có thể góp phần vào các tác dụng chống co giật của thuốc. Không có tương tác thuốc quan trọng nào với các vị trí thụ thể điều hòa thần kinh hoặc chất dẫn truyền thần kinh.

Đặc tính dược lực học

Oxcarbazepine và sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính của nó (MHD) đều có khả năng chống co giật mạnh và hiệu quả trên súc vật. Chúng bảo vệ các loài gặm nhấm chống được co cứng-co giật toàn thể, ở một mức độ thấp hơn, các cơn động kinh rung giật, và làm mất hoặc giảm tần suất của các cơn động kinh cục bộ thường xuyên mãn tính trên khỉ Rhesus được cấy những mảnh aluminium. Không có sự dung nạp (ví dụ: suy giảm hoạt động chống co giật) đối với các cơn động kinh co cứng-co giật được quan sát thấy trên chuột nhắt và chuột cống được điều trị hàng ngày trong 5 ngày hoặc trong 4 tuần bằng oxcarbazepine hoặc MHD.

- Đặc điểm

Viên nén bao phim.

Viên nén hình thuôn hai mặt hơi lồi, màu vàng, có vạch ở 2 mặt. Chạm chữ TE/TE ở một mặt và chữ CG/CG ở mặt kia.

- Bảo quản

Bảo quản dưới 30°C. Bảo quản thuốc trong bao bì còn nguyên.

- Hạn dùng

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

- Nhà sản xuất

Novartis Farma S.p.A.