Dạng bào chế:Dung dịch uống
Đóng gói: Hộp 4 vỉ
Paracetamol 160mg/10ml
DƯỢC LỰC HỌC
Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Thuốc làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25-3 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận.
Cách mỗi 4 - 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ngày.
* Liều uống: trung bình từ 10 - 15 mg/kg thể trọng/lần.
Tổng liều tối đa không quá 60 mg/kg thể trọng/24 giờ.
* Hoặc có thể theo phân liều sau:
Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: uống 5ml (1 gói)/lần.
Trẻ em từ 4 đến 5 tuổi: uống 10ml (2 gói)/lần.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc
Lưu ý: Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc cho trẻ mà cần có ý kiến bác sĩ khi:
- Có triệu chứng mới xuất hiện.
- Sốt cao (39,50C) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.
- Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.
Quá mẫn với Paracetamol. Người bệnh thiếu máu, có bệnh tim, phổi, thận. Các trường hợp: thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase; suy chức năng gan.
Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
Thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của Paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.
Dùng đồng thời Isoniazid với Paracetamol có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan.
Khi dùng kéo dài các liều lớn, tác dụng không mong muốn trên máu đã xảy ra như: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu.
Ít gặp: Ban da, buồn nôn, nôn. Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu. Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.
Cách xử trí: Ngưng dùng thuốc.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ: Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong. Trẻ bị ngộc độc Paracetamol khi uống một liều độc trên 150mg/kg cân nặng cơ thể hoặc uống liều cao liên tiếp kéo dài trong một thời gian .
Biểu hiện của quá liều Paracetamol: buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
Cách xử trí: Khi nhiễm độc Paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl.N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống Paracetamol. Điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N-acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N-acetylcystein với liều đầu tiên là 140mg/kg thể trọng , sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70mg/kg thể trọng cách nhau 4 giờ một lần. Ngoài ra, có thể dùng Methionin, than hoạt và / hoặc thuốc tẩy muối.
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Đôi khi có những phản ứng dị ứng như: ban dát, sần ngứa và mày đay. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm toàn thể tiểu cầu có thể xảy ra khi dùng kéo dài với liều lớn. Dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước. Thận trọng với người suy thận nặng: Thận trọng với người kiêng muối