Dung tích: 8ml dạng chai treo tự khuếch tán
* Chỉ Tiêu Chất Lượng: Màu sắc: Màu vàng nhạt đến không màu
Hương thơm: Hương bưởi đặc trưng
Thành phần chính: Tinh dầu vỏ bưởi có 26% xitrala và este. Ngoài ra còn chứa các chất pectin, naringin, các men peroxydaza, amylaza, đường ramnoza, vitamin A và C, hesperidin. Thành phần hoá học: Vỏ quả ngoài rất giàu chất narin-gosid, do đó có vị đắng, trong vỏ có nhiều tinh dầu, tỷ lệ 0,80-0,84%; quả chứa 0,5% tinh dầu; trong lá cũng có tinh dầu. Tinh dầu vỏ bưởi chứa d-limonen, apinen, linalol, geraniol, citral; còn có các alcol, pectin, acid citric. Dịch quả chín có nhiều chất bổ dưỡng: nước 89%; glucid 9%; protid 0,6%; lipid 0,1% và các khoáng Ca 20mg%; P 20mg%; K 190mg%; Mg 12mg%; S 7mg% và Na, Cl, Fe, Cu, Mn... Có các vitamin (tính theo mg%) C 40; B 0,07; B2 0,05; PP 0,3 và tiền sinh tố A 0,1. 100 mg dịch quả cung cấp cho cơ thể 43 calo.
* Công dụng của tinh dầu Vỏ Bưởi:
Vỏ Bưởi có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, hoá đàm, tiêu báng, tán khí thũng (phù thũng). Ở các nước, người ta cho là nó làm để tiêu, giúp sự tiêu hoá, làm long đờm, chống ho. Cụ lương y Tuệ Tĩnh đã cho biết quả bưởi vị chua, tính lạnh, hay làm cho thư thái, trị được chứng có thai nôn nghén, biếng ăn, đau bụng, hay người bị đầy bụng (tích trệ) ăn không tiêu. Nay ta dùng dịch quả có tính chất khai vị làm mát và bổ, lợi tiêu hoá, khử lọc, dẫn lưu mật và thận, chống xuất huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ quả dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to, còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị. Lá dùng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn, lá còn dùng chữa viêm vú, viêm amygdal. Ở Ấn Độ, người ta dùng chữa bệnh động kinh và ho do co giật. Dịch quả dùng trong trường hợp chán ăn, mệt mỏi khó tiêu, ngộ độc, da nổi huyết, tạng khớp, suy tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi. Vỏ và hạt có chất pectin dùng làm thuốc cầm máu.
Các hoạt chất (tinh dầu) trong vỏ bưởi có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, làm giảm gan nhiễm mỡ.
Tinh dầu Vỏ Bưởi có tác dụng trong việc làm đẹp tóc, kích thích mọc tóc, trị rụng tóc, tránh bị hói. Bạn có thể dùng tinh dầu bưởi pha nước ấm để gội đầu hoặc sau khi gội sẽ giúp cho tóc bạn trở nên bóng, chắc, mượt. Tinh dầu này đặc biệt có hiệu quả đối với các bà mẹ sau khi sinh để vừa thư giãn còn tránh bị rụng tóc.
Vỏ bưởi sẽ giảm tỷ lệ xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang do ngăn cản chứng tăng sắc tố da, cũng như mụn đầu đen và đầu trắng, da khô, ngứa ngáy cùng nhiều vấn đề khác nhau do tiếp xúc liên tục với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, vì có chứa lycopene nên tinh dầu vỏ bưởi thậm chí còn ngăn ngừa ung thư da do ngăn được tia cực tím tác động vào.
Tinh dầu chiết xuất từ vỏ bưởi sẽ loại bỏ cảm giác bóng nhờn trên da mặt và chống mụn , giúp tăng độ pH của làn da. Hỗn hợp của tinh dầu vỏ bưởi, chanh, hương nhu, khuynh diệp, sả dùng để tắm hoặc xông có tác dụng giải cảm rất tốt.
* Ứng dụng thường ngày của tinh dầu Vỏ Bưởi:
Dùng xông hương thơm: Nhỏ từ 1 đến 3 giọt tinh dầu vào đĩa chứa nước ấm máy khuếch tán hoặc đèn xông tinh dầu, máy khử mùi ô tô sau đó bật đèn lên.
Dùng xông hơi cơ thể: Nhỏ từ 3-5 giọt tinh dầu vào nồi nước nóng hoặc máy xông mặt, dùng để xông mặt từ 5-10 phút, nhớ hít sâu, làm như vậy liên tục khoảng 10 phút.
Dưỡng tóc: cho tinh dầu bưởi vào dầu gội đầu thường ngày của bạn với tỷ lệ tinh dầu bưởi chiếm từ 1 đến 2.5% nhằm ngăn ngừa hiện tượng gãy rụng, giúp phục hồi hư tổn cho mái tóc của bạn.
Kết hợp dầu vỏ bưởi với dầu Olive hoặc dầu dừa để tạo ra hỗn hợp dầu dưỡng tóc. Sử dụng như dầu xả, sau khi gội đầu với dầu gội hằng ngày, bạn xả lại tóc với hỗn hợp trên bằng cách massage nhẹ nhàng da dầu khoảng 10 đến 15 phút rồi xả lại bằng nước sạch. Thông thường các sản phẩm tinh dầu dưỡng tóc sẽ có hiệu quả sau 30
45 ngày sử dụng.
Dùng khi tắm: cho 5-10 giọt vào bồn sục, bồn tắm hoặc phòng xông hơi, ngâm mình 15-30 phút. Giúp thư giãn giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Có thể hòa từ 1-3 giọt vào 2 lít nước ấm để ngâm chân trước khi đi ngủ giúp giảm đau nhức gan bàn chân, giúp tăng tuần hoàn máu.
* Ghi chú và lưu ý khi sử dụng tinh dầu:
Không để tinh dầu nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với mắt và niêm mạc. Khi vô tình bị rơi trúng mắt nên bình tĩnh xử lý bằng cách đi rửa lại bằng nước sạch nhiều lần ngay lập tức.
Tránh bôi tinh dầu trực tiếp lên vùng da cơ thể, tinh dầu nguyên chất có thể gây mẫn đỏ, gây ngứa hoặc gây kích ứng da. Tránh xa tầm tay trẻ em. Một số loại tinh dầu như Oải Hương, Nhục Đậu Khấu, Hoa Lài, Hoa Hồng có khả năng kích thích hormone tình dục, nên hạn chế sử dụng trong phòng có các em bé dưới 6 tháng tuổi.
Những thông tin cảnh báo mà công ty Facare đưa ra trên đây giúp người tiêu dùng thận trọng hơn khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên.